Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

MỘT SỐ THAM KHẢO.


Tham khảo nguồn wiki. Thay từ cổ bản bằng sơ bản.

ARCHE-WRITING


Sơ bản (arche-writing) là một thuật ngữ được Derrida sử dụng trong nỗ lực của ông nhằm tái định hướng quan hệ giữa nói viết.

Derrida lí luận rằng ngay từ thời Plato, nói đã luôn được ưu tiên so với viết. Ở phương Tây, viết ngữ âm được xem như một sự bắt chước thứ cấp của nói, một bản sao nghèo nàn của nghệ thuật nói sống động. Derrida lí luận rằng nhiều thế kỉ sau nhà triết học Jean-Jacques Rouseau và nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure đều đã trao cho viết vai trò thứ cấp hay kí sinh. Trong tiểu luận Hiệu thuốc của Plato, Derrida cố gắng đặt vấn đề ưu tiên này bằng cách trước hết làm phức tạp thêm hai thuật ngữ nói và viết.

Theo Derrida, tính chất phức tạp này dễ thấy trong từ Hy Lạp φάρμακον pharmakon, nghĩa là vừa “chữa trị” vừa “đầu độc”. Derrida lưu ý Plato lí luận rằng viết là “độc hại” đối với trí nhớ, vì viết chỉ là sự lặp lại, so với trí nhớ sống động cần cho nói. Tuy nhiên, Derrida chỉ ra rằng vì cả nóiviết đều dựa trên việc lặp lại nên ta khó có thể phân biệt chúng hoàn toàn.

Từ mới “sơ-bản” (arche-writing), arch nghĩa là “nguồn gốc, cơ bản hay cứu cánh”, là nỗ lực vượt khỏi sự phân chia đơn giản viết / nói. Sơ bản qui về một loại viết mà nó vượt trước cả nói lẫn viết. Derrida lí luận rằng sơ bản, theo một ý thức, sẵn có trong ngôn ngữ trước khi chúng ta sử dụng, nó đã là một cấu trúc / căn nguyên tiền-định, còn dễ uốn, là một cơ cấu bán-định của các từ và cú pháp. Derrida qui sự cố định này về văn bản, chỉ “văn bản” như thế mới có thể hiểu được trong các nền văn hóa không sử dụng văn bản, nó có thể hiểu như những vết khía trên một sợi dây hay thùng chứa, những tập quán cố định, hay những bố trí xung quanh khu vực sinh sống.

Nhà triết học John R. Searle lí luận rằng hầu hết các khái niệm của Derrida đều được mô tả là “đáng ngờ một cách hấp dẫn”, dựa trên “hiểu biết lập dị về lịch sử triết học phương Tây”vốn xem nhẹ tức tuyên ngôn sai nhiều tiết quan trọng về triết học và ngôn ngữ (vd: Derrida vặn vẹo ngữ học cấu trúc của Saussure).




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét