Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

VĂN TỰ HỌC - OF GRAMMATOLOGY

Bài viết có sữa chữa và đã đăng trên một trang mạng 3 năm trước.

Sau khi tham khảo một số nguồn và dịch giả, tôi chữa lại tên Ngữ Pháp học  (Of Grammatology) bằng tên mới là Văn Tự học. Mặc dù việc đổi tên này không có nhiều ý nghĩa trong tinh thần Giải Cấu trúc, tôi vẫn cố gắng nhằm chuẩn hóa về mặt Học thuật.


NGỮ HỌC VÀ VĂN TỰ HỌC.

"Văn bản chẳng gì hơn là biểu đạt cho lời nói. Lạ lùng là ta quan tâm đến việc xác định hình tượng hơn là đối tượng”.
(Writing is nothing but the representation of speech; it is bizarre that one gives more care to the determining of the image than to the object) - J. Rousseau.

Khái niệm văn bản phải định nghĩa lĩnh vực của một khoa học. Nhưng nó có thể được quyết định bởi những học giả và ở bên ngoài những tiền định lịch sử-siêu hình học mà ta đã định vị một cách quá lâm sàng không ? Khoa học văn bản có thể biểu thị cái gì, nếu nó được cho là :

1. Là chính ý tưởng của khoa học, đã được sinh ra trong một thời đại văn bản nào đó.
2. Là nó đã được suy nghĩ và trình bày rõ ràng, như bài tập, ý tưởng, dự án, trong một ngôn ngữ hàm ý một tương quan xác định nào đó, có cấu trúc và giá trị, giữa nói và viết.
3. Là, trong phạm vi đó, nó trước hết liên quan đến khái niệm và sự thám sát việc viết ngữ âm, được bình ổn như là cứu cánh của mọi văn bản, thậm chí cái gì là kiểu mẫu mang tính khoa học - như toán học - thì nó vẫn xa rời mục đích đó.
4. Là khai sinh ra ý niệm chặt chẽ nhất của khoa học văn bản tổng quát, vì những lý do xác định, trong suốt một thời kỳ nào đó của lịch sử thế giới (bắt đầu khoảng trong thế kỷ 18) và trong phạm vi một hệ thống các quan hệ xác định nào đó giữa việc nói năng và viết, khắc. 
5. Là văn bản không phải là phương tiện bổ sung trong một ngành khoa học và đối tượng khả dĩ của nó - mà trước hết, như Husserl trong Nguồn gốc của Hình học, là điều kiện về khả năng của những đối tượng lý tưởng và do đó là của tính khách quan khoa học. Trước khi là đối tượng (của khoa học), văn bản là điều kiện của nhận thức luận.
6. Là tính chất lịch sử tự nó bị ràng buộc vào khả năng của văn bản nói chung, ngoài những hình thức văn bản đặc biệt mà nhân danh chúng, ta đã nói mãi về những dân tộc không có văn bản và không lịch sử. Trước khi là đối tượng của lịch sử - của khoa học lịch sử - văn bản mở ra lĩnh vực lịch sử - của sự tương xứng lịch sử. Và cái đi trước (lịch sử ở Đức) bao hàm cái đi sau.

Khoa hoc văn bản vì thế nên tìm kiếm đối tượng của nó ở những cội rễ mang tính khoa hoc. Lịch sử văn bản nên hướng về căn nguyên của sự thật lịch sử. Có nên có một ngành khoa học về khả năng ? Khoa học của khoa học là hình thức ngữ pháp mà không là hình thức logic? Lịch sử về khả năng của lịch sử mà không là ngành khảo cổ học, triết học hay lịch sử hay lịch sử triết học ?

Khoa học văn bản thực chứng và cổ điển buộc phải ngăn chặn những câu hỏi thuộc loại này. Đến một điểm xác định nào đó, việc ngăn chặn này thậm chí cần thiết cho nghiên cứu tiến triển. Bên cạnh việc vẫn còn được xem như logic triết học, vấn đề bản chất mang tính hiện tựợng và bản thể, nguồn gốc của văn bản, có thể bằng chính nó, làm tê liệt hoặc triệt tiêu việc nghiên cứu mang tính hình học và lịch sử đối với các sự kiện.

Sự chú trọng của tôi vì vậy không phải là cân nhắc vấn đề hơn thiệt, mà nó khá rõ ràng, cần thiết, và là một vấn đề khá hời hợt về quyền, chống lại quyền lực và tính hiệu quả của nghiên cứu thực chứng mà ta có thể chứng kiến ngày nay. Sự hình thành và hệ thống chữ viết chưa bao giờ dẫn đến việc khảo sát sâu rộng và chắc chắn cả. Nó không thực sự là vấn đề cân nhắc vấn đề chống lại sự quan trọng của việc khám phá, vì các vấn đề đều quá nhẹ, ta không thể cân nhắc được. Nếu vấn đề không hoàn toàn như thế, có lẽ vì việc ngăn chặn của nó có những hệ quả thực sự ngay ở chính nội dung của những nghiên cứu mà trong trường hợp hiện tại và mang tính ưu tiên, chúng luôn được sắp đặt quanh quẩn ở những vấn đề về định nghĩa và khởi đầu.

Nhà văn tự tối thiểu có thể tránh việc tự hỏi về bản chất đối tượng của anh ta ở hình thức một vấn đề căn nguyên như : “Văn bản là gì ?” nghĩa là “nơi nào và khi nào văn bản bắt đầu ?”. Các phản hồi nói chung sẽ đến rất nhanh. Chúng lưu thông trong phạm vi những khái niệm mà chúng ít bị phê phán và dịch chuyển trong phạm vi chứng cớ mà chúng dường như luôn tự chứng. Một loại hình và viễn cảnh phát triển của văn bản luôn được tổ chức quanh những phản hồi này. Mọi công việc đối phó với lịch sử văn bản được soạn thảo dọc theo cùng một đường lối : một phân loại mang tính triết học và cứu cánh sẽ làm cạn kiệt những vấn đề phê bình trong một vài trang sách, một bước kế tiếp nào đó để đi đến phơi bày các sự kiện. Ta có sự tương phản mỏng manh giữa lý thuyết tái cấu trúc và sự dồi dào của thông tin mang tính lịch sử, khảo cổ và dân tộc học.

Vấn đề nguồn gốc văn bản và vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ khó mà tách rời nhau. Các nhà văn tự, những người nói chung gần với những nhà lịch sử thực tập, nhà nghiên cứu văn khắc và khảo cổ học, rất ít liên hệ nghiên cứu của họ với khoa học ngôn ngữ hiện đại. Điều đáng ngạc nhiên hơn tất cả là, trong các “khoa học về nhân loại”, “ngôn ngữ chính là một khoa học mà tính chất khoa học của nó được xem như là một tấm gương về sự nhất trí bền bỉ và nhiệt huyết”.

Sau đó liệu văn tự học có quyền mong đợi ở ngôn ngữ học sự trợ giúp bản chất mà nó đã hầu như chẳng bao giờ tìm kiếm ? Ngược lại, liệu ta có tìm kiếm giả định siêu hình về mối quan hệ giữa nói và văn bản một cách hiệu quả trong công việc không, ngay thời điểm mà ngôn ngữ học được xem như là một khoa học ? Liệu giả định đó không ràng buộc kết cấu của khoa học văn bản tổng quát ? Liệu việc hồi phục giả định đó không lật đổ nền tảng mà trên đó khoa học ngôn ngữ đã được thiết lập một cách hoà bình ? Để tốt hơn hay để xấu hơn ? Mù quáng hay hiệu quả ? Đây là loại câu hỏi thứ hai mà tôi muốn phác thảo. Để phát triển câu hỏi này, tôi muốn tiếp cận, như một ví dụ ưu tiên, công trình và văn bản của F. de Saussaure. Nếu đặc điểm của ví dụ không can thiệp vào tính tổng quát lập luận của tôi thì đó là điểm mà tôi, đôi khi, sẽ gắng thử không xem là điều hiển nhiên.

Ngữ học vì vậy mong muốn trở thành khoa học ngôn ngữ. Ta hãy dẹp qua một bên các quyết định tuyệt đối đã được thiết lập như là một dự án và tất cả các câu hỏi về nguồn gốc của nó mà sự dồi dào của khoa học này cho phép để lại tiềm năng. Trước hết ta hãy đơn giản xem xét tính chất khoa học của khoa học đó thường được chấp nhận vì sự sáng lập ngữ âm. Ngữ âm học, như nó thường được nói hôm nay, truyền đạt tính chất khoa học cho ngữ học, mà lần lượt nó phục vụ như là mô hình nhận thức cho tất cả các khoa học về nhân loại. Vì sự thận trọng và định hướng hệ thống ngữ âm của ngữ học đã thực thi ý định khởi nguồn từ Saussure, tôi sẽ, đôi chút nhất thời, tự giới hạn vào cái đi sau. Liệu lập luận của tôi có tương thích, ấy là chưa kể đến những hình thức ngữ âm học nổi bật nhất ? Vấn đề tối thiểu đã được tuyên bố.

Khoa học ngữ học quyết định ngôn ngữ - Lĩnh vực khách quan của nó - ở bản chất trong trường hợp đơn giản sau cùng và tối giản, như đơn vị của âm, lưỡi, và thần ngôn . Sự quyết định này, một cách đúng đắn, ở trước tất cả những sự khác biệt cuối cùng có thể làm nảy sinh trong phạm vi các hệ thống thuật ngữ của các trường phái khác nhau: ngôn ngữ / nóimật mã / thông điệp, thời biểu / sử dụng, ngữ học / luận lý, âm vị học / âm vị / ngữ âm học / ngữ vị học. Và thậm chí nếu ta giữ độ kêu vang (sonority) ở một phía của cái ký hiệu hữu hình và ngẫu nhiên mà nói đúng ra là không thể, khi mà sự đồng nhất hình thức sẽ cách ly trong phạm vi đa số hữu hình vốn sẵn lý tưởng và thiếu hiểu biết, nó lẽ ra đã được chấp nhận là sự hợp nhất ưu tiên và tức thời lập nên nghĩa, và hoạt động của ngôn ngữ là sự hợp nhất khớp nối âm thanh và giác quan trong phạm vi ngữ âm. Liên quan đến sự hợp nhất này, văn bản sẽ luôn là sự phát sinh, ngẫu nhiên, cá biệt, bề ngoài, và là sự nhân đôi của kí-hiệu = phát âm. “Dấu hiệu của dấu hiệu” như Aristotle, Rousseau, và Hegel đã nêu.

Tuy nhiên khái niệm kiến tạo nên ngữ học tổng quát là một khoa học luôn trong phạm vi mâu thuẫn ở khía cạnh này. Mục đích được tuyên bố của nó quả thực, như nói những gì chỉ để mà chẳng nói, thừa nhận sự lệ thuộc của văn tự học, sự suy giảm mang tính lịch sử - siêu hình của việc viết xuống thành một công cụ bị nô dịch hóa thành ngôn ngữ nói một cách đầy đủ và sáng tạo. Nhưng một hành động nữa (không phải tuyên ngôn mục đích, vì ở đây những gì không xảy ra mà không nói thì cũng được thực hiện, được viết mà không được nói, không được lưu hành) đang giải phóng tương lai của văn tự học mà ngữ học – âm vị học của nó sẽ chỉ là một lĩnh vực phụ thuộc và có giới hạn. Ta hãy dõi theo sự căng thẳng này, giữa hành động và tuyên ngôn của Saussure.

CÁI BÊN NGOÀI VÀ CÁI BÊN TRONG

Mặt khác, sự thực đối với truyền thống phương Tây là nó kiểm soát không những trong lý thuyết mà còn trong thực tế (trong nguyên tắc thực tế của nó) các mối quan hệ giữa nói và văn bản. Saussure không nhận thấy cái đi sau không gì hơn là một chức năng hạn hẹp và phát sinh. Hạn hẹp vì nó chẳng gì hơn một phương thức giữa các phương thức khác, một phương thức các sự kiện có thể xảy ra đối với một ngôn ngữ mà bản chất, như các sự kiện có vẻ chứng tỏ, qua văn bản, có thể còn mãi sáng trong. “Ngôn ngữ luôn có truyền thống nói độc lập với văn bản”. Phát sinh vì nó là kí hiệu đại diện kí hiệu đầu tiên, sự đại diện của tiếng nói tự tại, của kí hiệu tức thời, tự nhiên, và trực tiếp của ý nghĩa (của thụ hiệu, của khái niệm, của đối tượng lý tưởng, vân vân). Saussure tiếp tục định nghĩa văn bản truyền thống sẵn có ở Plato và Aristotle mà nó đã bị giới hạn trong mô hình viết ngữ âm và ngôn ngữ từ ngữ. Ta hãy xem lại định nghĩa của Aristotle : “Từ nói là biểu tượng của kinh nghiệm tinh thần và từ viết là biểu tượng của từ ngữ nói” . Còn Saussure: "Ngôn ngữ và văn bản là hai hệ thống khác biệt của dấu hiệu; cái thứ hai tồn tại cho mục đích duy nhất là biểu đạt cho cái thứ nhất”. Xác quyết mang tính biểu đạt này của Saussure, bên cạnh việc truyền đạt không chút nghi ngờ bản chất lý tưởng của dấu-hiệu, không chuyển tải một sự chọn lựa hoặc ước lượng, không tiết lộ một giả định tâm lý hoặc siêu hình riêng biệt; nó mô tả hay đúng hơn là phản ánh cấu trúc của một kiểu viết nào đó: viết ngữ âm, mà ta đang sử dụng và trong phạm vi mà những yếu tố nhận thức nói chung (khoa học, triết hoc), ngữ học nói riêng, có thể được thiết lập. Phải chăng ta nên nói về phương thức hơn là cấu trúc; Nó không phải là vấn đề một hệ thống được cấu trúc và có chức năng hoàn chỉnh, mà là một lý tưởng rõ ràng hướng tới một chức năng quả thực chưa bao giờ hoàn toàn mang tính ngữ âm. Tóm lại, và cũng vì những lý do bản chất nên tôi sẽ thường xuyên trở lại. Để bảo đảm là bản tường trình viết ngữ âm này là đồ sộ, vì nó điều khiển toàn bộ văn hóa và toàn bộ khoa học, và chắc không chỉ một sự kiện giữa những sự kiện khác. Tuy nhiên nó không đáp ứng bất kỳ sự cần thiết về một bản chất chung và tuyệt đối. Sử dụng điều này như một điểm xuất phát, Saussure định nghĩa dự án và đối tượng ngữ học tổng quát : “Đối tượng ngữ học không được định nghĩa bởi sự kết nối giữa từ nói và từ viết : thể nói tự nó kiến tạo đối tượng”.

Hình thức của vấn đề mà ông ta hưởng ứng vì thế gây ra sự phản ứng. Đó là việc biết loại từ gì là đối tượng ngữ học và mối quan hệ gì tạo hồ quang giữa những đơn vị nguyên tố là những từ nói và từ viết. Giờ thì từ (nói) đã hợp nhất ý thức và âm thanh, khái niệm và tiếng nói, hay, nói một cách nghiêm khắc theo ngôn ngữ Saussure, thụ-hiệu và kí-hiệu. Thuật ngữ cuối cùng này phải chăng được đưa ra trước tiên chỉ trong phạm vi ngôn ngữ nói, trong ngữ học với ý thức hạn hẹp mà không thuộc phạm vi dấu hiệu học (“tôi đề xuất dùng từ “dấu-hiệu” để chỉ cái toàn-thể và để thay thế khái niệm và âm-hình theo thứ tự bởi thụ-hiệu và kí-hiệu”). Từ nói vì thế đã là một đơn vị được kiến tạo, một hiệu ứng của “…một sự kiện có vẻ bí ẩn…mà “tư tưởng - âm thanh” hàm ý sự phân hóa”. Thậm chí từ nói đến lượt nó được phát âm rõ ràng, thậm chí nếu nó hàm ý những phân hóa khác, chừng nào mà ta truy hỏi vấn đề mối quan hệ giữa nói và văn bản trong ánh sáng của những đơn vị không thể phân chia của cặp “tư tưởng - âm thanh” thì sẽ luôn có sẵn những hồi đáp. Văn bản sẽ là “ngữ âm”, nó sẽ là cái bên ngoài, là biểu đạt bề ngoài của ngôn ngữ và của cặp “tư tưởng-âm thanh” này. Nó nhất thiết phải hoạt động với những đơn vị đã được kiến tạo của nghĩa, trong hình thức mà nó chẳng có vai trò gì.

Có lẽ người ta sẽ phản đối, vì văn bản đến tận bây giờ không những không mâu thuẫn, mà quả thật, còn củng cố ngữ học của lời nói. Cho đến nay tôi dường như vẫn kiên định rằng chỉ sự quyến rũ của đơn vị gọi là lời nói mới ngăn chặn việc trao cho văn bản sự chú trọng mà nó xứng đáng. Bởi thế tôi dường như tin rằng, bằng cách chấm dứt ưu tiên tuyệt đối dành cho lời nói, ngữ học hiện đại sẽ chú trọng đến văn bản nhiều hơn và cuối cùng chấm dứt mọi ngờ vực…

Rõ ràng những khái niệm chắc chắn, vĩnh cửu và hữu hạn mà ở đây chúng hỗ trợ suy nghĩ về mối quan hệ giữa nói và văn bản lại quá lỏng lẻo và mở đến mọi thừa nhận phi phê phán. Chúng cần nhiều chú ý và phân tích tỉ mỉ hơn. Áp dụng tương tự đối với giải thích mà dựa vào đó “đa số chú ý đến ấn tượng hình ảnh hơn đơn giản vì chúng sắc nét và tồn tại lâu hơn ấn tượng âm thanh”. Lý giải sự “chiếm đoạt”này không những là kinh nghiệm hình thức, mà còn là vấn đề nội dung. Nó qui về siêu hình học và sinh lý học xưa, khả năng gíac quan thường trực, không được chứng minh bởi khoa học, cũng như bởi kinh nghiệm ngôn ngữ và ngôn ngữ riêng của cơ thể. Nó mặc nhiên làm những yếu tố viết hữu hình, đơn giản, cơ bản trở nên rõ ràng. Quan trọng hơn hết, trong việc xem xét cái khả thính như là môi trường tự nhiên mà trong phạm vi đó ngôn ngữ đương nhiên phải vỡ thành từng đoạn và khớp âm với các dấu hiệu được kiến tạo của nó, vì thế sử dụng tính độc đoán của nó, việc lý giải này sẽ ngăn chặn tất cả các khả năng, cả mối quan hệ tự nhiên nào đó giữa nói và văn bản, tại thời điểm nó khẳng định nó. Thay vì thận trọng giải thể các ý niệm tự nhiên và kiến tạo mà nó vẫn thường sử dụng, và cái nào nên được sử dụng trước tiên, thì nó lại từ chối cả hai. Cuối cùng và quan trọng nhất là nó mâu thuẫn với khẳng định mang tính nguyên tắc mà dựa vào đó “những cái kiến tạo nên ngôn ngữ là (trong “bản chất của ngôn ngữ”)…không quan hệ đến đặc tính ngữ âm của ngữ hiệu (linguistic sign)”. Khẳng định này sẽ sớm thuyết phục chúng ta. Trong phạm vi đó mặt kia của định đề Saussure lên án “ảo tưởng về hệ thống văn bản” sẽ giữ vị trí chủ đạo.

Thế những giới hạn và giả định này biểu thị cái gì ? Trước hết, ngữ học không phổ biến chừng nào mà nó còn định nghĩa cái bên trong và cái bên ngoài của nó trong giới hạn những mô hình ngữ học xác định. Chừng nào mà nó còn không phân biệt khắt khe bản chất với sự thật theo những mức độ phổ biến tương ứng. Hệ thống văn bản nói chung không nằm ngoài hệ thống ngôn ngữ tổng quát, trừ khi người ta cho là sự phân hóa giữa bên trongbên ngoài trải qua cái bên trong của bên trong hoặc cái bên ngoài của bên ngoài, đến điểm mà tính nội tại của ngôn ngữ phơi bày bản chất trước sức mạnh can thiệp hoàn toàn xa lạ đối với hệ thống của nó. Cùng một lý do thì văn bản không phải là “hình” (image) hay “dạng” (figuration) của ngôn ngữ nói chung, trừ khi bản chất, logic và hoạt động của hình ảnh trong phạm vi hệ thống mà từ đó ta muốn loại trừ nó, được xét lại. Văn bản không phải là dấu hiệu của dấu hiệu, trừ khi ta nói về tất thảy mọi dấu hiệu, mà đó sẽ là sự thực sâu sắc hơn. Nếu mọi dấu hiệu đều qui về một dấu hiệu, và nếu “dấu hiệu của dấu hiệu” biểu thị văn bản thì chắc chắn sẽ dẫn đến những kết luận nào đó mà tôi sẽ xem xét ở một thời điểm thích hợp. Những gì Saussure thấy mà chưa tỏ, biết mà chưa xét đến, đang tiếp bước toàn bộ truyền thống siêu hình, nghĩa là một mô hình văn bản tất yếu nào đó được áp dụng tạm thời (cho những nguyên tắc sai, sự thật chưa đầy đủ, sự chiếm đoạt thường niên ) như là một công cụ và đại diện kĩ thuật của một hệ thống ngôn ngữ. Và trào lưu này, một phong cách độc nhất vô nhị, đã quá thâm sâu không cho phép ta nghĩ đến, trong phạm vi ngôn ngữ, các khái niệm tương tự như dấu hiệu, kỹ thuật, đại diện, ngôn ngữ. Hệ thống ngôn ngữ kết hợp với văn bản ngữ âm alphabet mà trong phạm vi siêu hình học dĩ ngôn vi trung, quyết định giác quan tồn tại như là hiện diện, đã được sản sinh. Chủ nghĩa dĩ ngôn vi trung, thời đại nói độc tôn này, luôn được đặt trong ngoặc đơn, luôn lơ lửng, và lấp liếm vì những lý do bản chất. Mọi phản ánh tự do về nguồn gốc và trạng thái văn bản, mọi khoa học về văn bản nào không phải công nghệ hay lịch sử của một kĩ thuật, tự nó dựa vào thần thoại và ẩn dụ về văn bản tự nhiên nào đó. Đây chính là chủ nghĩa dĩ ngôn vi trung mà nói chung giới hạn hệ thống bên trong của ngôn ngữ bởi sự trừu tượng xấu xa, đã ngăn cản Saussure và đa số những người thừa kế ông xác định đầy đủ và tuyệt đối cái được gọi là “đối tượng tích hợp và cụ thể của ngữ học”.

Nhưng ngược lại, như tôi đã loan báo ở trên, đó là ông không chú trọng xử lý văn bản, khi Saussure cảm thấy đã đóng ngoặc cái chủ thể ấy, thì ông đã mở ra lĩnh vực văn tự học tổng quát. Lĩnh vực không những không còn bị loại trừ khỏi ngữ học tổng quát, mà còn thống trị và bao hàm nó trong phạm vi chính nó. Khi đó ta nhận ra cái gì được theo đuổi đến những giới hạn, vật rơi vãi của ngữ học, quả thực chưa bao giờ chấm dứt ám ảnh ngôn ngữ như khả năng sơ khai và sâu kín nhất của nó. Khi đó điều gì chưa bao giờ được nói đến chẳng gì khác hơn là chính văn bản, với tư cách nguồn gốc ngôn ngữ, đã tự bộc lộ trong hàm ngôn Saussure. Khi đó ta đã làm lóe sáng hạt nhân kiến giải tuy gián tiếp nhưng thâm sâu của việc chiếm đóng và những cạm bẫy bị lên án ở chương VI. Kiến giải này sẽ lật đổ thậm chí hình thức vốn cũng là câu trả lời quá sớm của vấn đề.

CÁI BÊN NGOÀI LÀ  CÁI BÊN TRONG

Luận điểm về tính chất võ đoán của dấu hiệu (một cái tên sai thô thiển, không chỉ vì do chính Saussure thừa nhận) phải ngăn chặn việc khu biệt triệt để ngữ hiệu với đồ hiệu. Không còn nghi ngờ, luận điểm này chỉ liên quan đến mối quan hệ tất yếu giữa kí hiệu thụ hiệu, đặc biệt trong phạm vi của mối quan hệ được cho là tự nhiên giữa tiếng nóiý thức nói chung, giữa trật tự kí hiệu âm và nội dung được kí hiệu (“mối ràng buộc tự nhiên duy nhất, mối ràng buộc thực sự duy nhất, mối ràng buộc âm thanh”). Chỉ những quan hệ giữa kí hiệu và thụ hiệu đặc biệt này được qui định bởi tính võ đoán. Trong phạm vi mối quan hệ “tự nhiên” giữa kí hiệu ngữ âm và thụ hiệu nói chung, quan hệ giữa mỗi kí hiệu cụ thể và thụ hiệu cụ thể của nó là “võ đoán”.

Giờ thì ta xem toàn bộ dấu hiệu xác định, được nói, và dĩ nhiên được viết, là những kiến tạo phi-mục-đích, ta phải loại trừ bất kỳ quan hệ lệ thuộc tự nhiên, bất kỳ thứ bậc tự nhiên giữa các kí-hiệu tức trật tự của chúng. Nếu "văn bản" biểu thị việc viết khắc và đặc biệt là sự kiến tạo lâu bền của dấu hiệu (và đây là cốt lõi tối giản duy nhất của khái niệm văn bản), thì văn bản nói chung bao trùm toàn bộ lĩnh vực ngữ hiệu. Trong lĩnh vực đó một loại kí hiệu được kiến tạo có thể xuất hiện, “đồ họa” trong ý thức hạn hẹp và kế thừa của từ này, được định đoạt bởi quan hệ nào đó với những kí-hiệu được kiến tạo khác – vì thế “được viết”, cho dù chúng là “ngữ âm”. Chính ý tưởng về sự kiến tạo – do đó cũng là tính võ đoán của dấu hiệu – không thể có trước khả năng viết và nằm ngoài pham vi của nó. Hoàn toàn giản đơn, nghĩa là, nằm ngoài chân trời giới hạn nó, nằm ngoài không gian viết khắc, là mở rộng đến ánh sáng và không gian phân phối dấu hiệu, đến vai trò điều tiết những khác biệt của chúng, thậm chí nếu chúng là “ngữ âm”.

Giờ thì ta cứ kiên trì sử dụng sự đối lập giữa tự nhiên và kiến tạobản chất và danh pháp (mà cũng có nghĩa, dĩ nhiên, là phân phối và phân hóa thực sự điều tiết bởi luật lệ) tuy bị nhiễu loạn bởi việc suy ngẫm về văn bản, nó vẫn hoạt động khắp nơi như sự tự chứng, đặc biệt trong các hàm ngôn ngữ học. Khi đó ta phải kết luận rằng chỉ những dấu hiệu được cho là tự nhiên, những cái mà Hegel và Saussure gọi là “biểu tượng”, thóat khỏi dấu hiệu học trở thành văn tự học. Nhưng ở đây chúng lại ngã rẽ ra bên ngoài lĩnh vực ngữ học để trở thành khu vực dấu hiệu học tổng quát. Luận điểm về tính võ đoán của dấu hiệu vì thế phủ nhận gián tiếp nhưng không thay đổi tuyên ngôn của Saussure khi ông ta xua đuổi văn bản đến bóng tối ngoài cùng ngữ học. Luận điểm này giải thích thành công quan hệ qui ước giữa âm-vị  tự-vị (trong viết ngữ âm: giữa âm vị - kí-hiệu / thụ-hiệu; và tự-vị - kí hiệu thuần túy), nhưng cũng vì thế nó ngăn cản cái-sau trở thành “hình ảnh” của cái-trước. Giờ thì điều cần thiết là không xem văn bản như “ngoại hệ thống”, nó sẽ đưa đến việc áp đặt một “hình”, một “biểu đạt”, hay một “dạng”, một sự phản ảnh bề ngoài của thực tế ngôn ngữ.

Một chút can dự, tối thiểu ở đây, là quả thực có một nhánh mẫu tự tượng ý. Vấn đề quan trọng này được các nhà lịch sử văn bản thảo luận nhiều hơn. Điều quan trọng ở đây là cấu trúc đồng đại và nguyên lý mang tính hệ thống của văn bản – và văn bản ngữ âm nói chung – không có quan hệ biểu đạt mang tính “tự nhiên”, không tương đồng hay can dự, không có quan hệ mang tính “biểu tượng” trong ý thức Hegel – Saussure, không có quan hệ mang tính tượng hình (iconography) trong ý thức Peirce, được hàm ý.

Vì thế ta phải thách thức, nhân danh chính sự độc đoán của dấu hiệu, định nghĩa Saussure xem văn bản như “hình ảnh” – do đó là biểu-tượng tự nhiên – của ngôn ngữ. Không đề cập đến thực tế âm vị tự nó có tính chất không thể tưởng tượng, và không có sự hữu thị nào tương ứng với nó, nó đủ để ta chú ý đến những gì Saussure nói về sự khác biệt giữa biểu-tượng và dấu-hiệu để rồi điều này lại bị ngăn cản bởi việc làm thế nào ông ta lại có thể đồng thời nói văn bản chính là “hình” hay “dạng” của ngôn ngữ và định nghĩa ngôn ngữ và văn bản là “hai hệ thống dấu hiệu riêng biệt”. Vì thuộc tính của dấu hiệu không phải là để có một hình ảnh. Bằng một quá trình phơi bày bởi Freud trong Diễn dịch những giấc mơ, Saussure đã tích lũy những lý lẽ mâu thuẫn để đi đến một kết luận thỏa đáng : loại trừ văn bản. Quả thực, thậm chí trong phạm vi cái gọi là văn bản ngữ âm, kí hiệu “đồ họa” qui về âm vị qua một chuỗi nhiều chiều, ràng buộc nó, như tất cả các kí hiệu, với những kí hiệu viết và nói khác, trong phạm vi một hệ thống “toàn diện” chẳng hạn, mở rộng đối với tất cả khả năng của ý thức. Ta phải bắt đầu với khả năng của hệ thống toàn diện này.

Saussure vì thế chưa bao giờ có thể nghĩ văn bản thật sự là một “hình”, một “dạng”, một “đại diện” của ngôn ngữ nói, một biểu tượng. Nếu ta xét rằng những ý niệm tuy cần thiết nhưng không tương xứng này để quyết định bề ngoài của văn bản, ta phải kết luận rằng toàn bộ các giai tầng hàm ngôn của Saussure, mục đích của chương VI (trong Đại diện đồ họa của Ngôn ngữ), không mang tính khoa học chút nào cả. Khi tôi nói điều này, tôi không khai thác khái niệm và động lực cơ sở của F. de Saussure, đúng hơn là toàn bộ truyền thống phi phê phán mà ông thừa hưởng. Hoạt động kì lạ của luận chứng này thuộc về khu vực gì của hàm ngôn, dục vọng mạch lạc này sản sinh chính nó như trong một giấc mơ – mặc dù nó gạn lọc hơn là cho phép chính nó được gạn lọc, bởi giấc mơ – qua một thứ logic mâu thuẫn ? Làm thế nào hoạt động này khớp âm với toàn bộ hàm ngôn lý thuyết, xuyên suốt lịch sử khoa học? Hơn nữa, làm thế nào nó hoạt động trong phạm vi khái niệm khoa học từ chính nó? Nếu một ngày nào đó khi vấn đề này được thảo luận tỉ mỉ - khi những khái niệm qui định bởi hoạt động này được định nghĩa bên ngoài tâm lý học (cũng như tất cả khoa học nhân loại), bên ngoài siêu hình học (mà giờ là những nhà “Marxist” hoặc “cấu trúc”), ta mới có thể tôn trọng mọi mức độ về tính tổng quát và khớp âm - chỉ khi đó ta mới có thể tuyên bố một cách nghiêm khắc vấn đề lệ thuộc khớp âm của văn bản (lý thuyết hoặc ngược lại) đến toàn bộ khuynh hướng. Rõ ràng lúc này tôi cư xử với văn bản của Saussure chỉ như một ví dụ ấn tượng trong phạm vi bối cảnh nhất định mà không tuyên bố sử dụng các khái niệm qui định bởi hoạt động mà tôi đã đề cập. Chứng minh của tôi như sau : chỉ số so sánh (indices) này hoặc một vài chỉ số so sánh khác (một cách tổng quát về việc xử lý khái niệm văn bản) đã cho ta phương tiện đảm bảo tiếp cận việc giải cấu trúc cái toàn thể vĩ đại nhất – khái niệm nhận thức và siêu hình học dĩ ngôn vi trung – trong phạm vi mà nó được sản sinh, mà không bao giờ đưa ra vấn đề triệt để về văn bản, đến các phương pháp phương Tây về phân tích, giải nghĩa, đọc, hay diễn dịch.

Giờ ta phải nghĩ rằng văn bản đồng thời ở bên ngoài hơn so với lời nói, không phải là “hình ảnh” hay “biểu tượng”của lời nói, và ở bên trong hơn so với lời nói, trong lời nói đã có sẵn văn bản. Thậm chí trước khi nó liên kết với chạm, khắc, vẽ hay mẫu tự, với kí-hiệu nói chung tham chiếu đến một kí-hiệu mà nó biểu thị, khái niệm đồ họa (đơn vị của hệ thống đồ họa) hàm ý cơ cấu dấu tích được kiến tạo, như khả năng chung cho tất cả hệ thống nghĩa. Nỗ lực của tôi giờ sẽ là hướng trực tiếp, chậm rãi đến việc tháo gỡ hai khái niệm hàm ngôn cổ điển mà tôi nhất thiết vay mượn này. Nỗ lực này sẽ rất nặng nề và ta biết trước hiệu quả của nó sẽ không bao giờ thuần túy và tuyệt đối.

Dấu tích (trace) được kiến tạo này là “phi-mục-đích” nhưng thường trực. Như từ “võ đoán” theo Saussure, nó “không nên hàm ý rằng việc chọn lựa kí hiệu tùy thuộc hoàn toàn vào người nói”. Một cách đơn giản, không có sự “gán ghép tự nhiên” cho thụ-hiệu trong thực tại. Đối với chúng ta, sự gián đoạn của “gán ghép tự nhiên” ấy đặt vấn đề ý tưởng về tự nhiên hơn là gán ghép. Đấy là tại sao từ “kiến tạo” không nên diễn dịch quá vội vã trong các hệ thống đối lập cổ điển.

Ta không thể nghĩ về dấu tích được kiến tạo mà không nghĩ đến việc duy trì sự khác biệt trong phạm vi cấu trúc tham chiếu nơi khác biệt xuất hiện đúng nghĩa và do đó cho phép giải phóng những biến thiên nhất định giữa những giới hạn toàn bộ. Sự vắng mặt của cái ngay-tại-đây khác nữa, của hiện tại tiên nghiệm khác nữa, của nguồn gốc khác nữa của thế giới xuất hiện đúng nghĩa, tự hiện diện như sự vắng mặt tối giản trong phạm vi sự hiện diện của dấu tích, không phải là một thể thức siêu hình học thay thế cho khái niệm khoa học về văn bản. Thể thức này, bên cạnh vấn đề siêu hình học, mô tả cấu trúc hàm nghĩa bởi “tính võ đoán của dấu hiệu”, ngay khi ta nghĩ về khả năng của nó mà thiếu sự đối lập phát sinh giữa tự nhiên và qui ước, giữa biểu tượng và dấu hiệu, vân vân. Sự đối lập này có nghĩa chỉ sau khả năng của những dấu tích. Tính “phi-mục-đích” của dấu hiệu đòi hỏi sự tổng hợp trong đó mặt kia hoàn toàn được loan báo phi-mục-đích mà không có bất cứ sự giản đơn, bất cứ sự đồng nhất, bất cứ sự tương tự hoặc liên tục nào – trong phạm vi những gì không là nó. Được loan báo phi-mục-đích là: ta có tất cả lịch sử, từ những gì siêu hình học định nghĩa “không-sống” đến “ý thức”, qua tất cả các mức độ tổ chức động vật. Dấu tích, nơi mà quan hệ với mặt kia được đánh dấu, khớp âm với chính khả năng của nó, trong toàn bộ lĩnh vực thực thể, cái mà siêu hình học định nghĩa là tồn tại hiện tại bắt đầu từ sự vận động sâu kín của những dấu tích. Ta phải nghĩ về dấu tích trước thực thể. Nhưng sự vận động của dấu tích cần được che dấu, nó sản sinh chính nó cũng như tự-che dấu. Khi mặt kia tự loan báo phi-mục-đích, nó tự hiện diện trong sự tự che dấu. Hệ thức này không mang tính chất thần ngôn, khi mà ta tin tưởng nó có phần vội vã. Tính chất “thần ngôn” này là khoảnh khắc quyết định trong toàn bộ vận động của những dấu tích. Lĩnh vực thực thể, trước khi được quyết định như lĩnh vực hiện diện, cấu trúc theo những khả năng khác nhau – có tính di truyền và cấu trúc – của những dấu tích. Việc trình diện tính phi-mục-đích của mặt kia, có nghĩa việc che dấu tính phi-mục-đích của nó, vẫn luôn bắt đầu và không cấu trúc thực thể nào thoát khỏi nó.

Đấy là tại sao vận động “phi-mục-đích” đi từ một cấu trúc đến mặt kia khi “dấu hiệu” vượt qua giai đoạn “biểu tượng”. Trong ý thức và theo cấu trúc xác định nào đó ta có căn cứ để nói rằng vẫn chưa có sự bất động trong điều Saussure gọi là “biểu tượng” mà theo ông, tạm thời chưa liên quan đến dấu hiệu học. Cấu trúc chung những dấu tích phi-mục-đích kết nối nhau trong phạm vi cùng một khả năng, chúng không thể bị phân chia ngoại trừ bởi sự trừu tượng, bởi cấu trúc quan hệ với mặt kia, bởi vận động trì hoãn và bởi ngôn ngữ như văn bản. Không qui ngược về một “bản chất”, tính phi-mục-đích của những dấu tích luôn đang-trở-thành. Quả thật không có những dấu tích phi-mục-đích: dấu tích là cái đang-trở-thành-phi-mục-đích vô hạn định của riêng nó. Trong ngôn ngữ Saussure, điều Saussure không nói nên hiểu: không có biểu tượng lẫn dấu hiệu mà chỉ là cái đang-trở-thành-dấu-hiệu của biểu tượng.

Vì thế, khỏi phải nói, dấu tích mà tôi nói đến không tự nhiên hơn văn hóa (nó không phải là nhãn hiệu, không phải dấu hiệu tự nhiên tức mục-tượng (index) trong ý thức Husserl), không vật lí hơn tâm lý, sinh học hơn tinh thần. Nó khởi đầu từ cái mà từ đó cái đang-trở-thành-phi-mục-đích của dấu hiệu, và cùng với mọi đối lập về sau giữa vật lí và mặt kia của nó, đều có khả năng.

Trong dự án dấu hiệu học, Peirce dường như chú ý hơn Saussure đến sự tối giản của cái đang-trở-thành-phi-mục-đích này. Trong thuật ngữ học của ông, ta phải nói về cái đang-trở-thành-phi-mục-đích của biểu tượng. Ý niệm về biểu tượng ở đây có vai trò tương tự vai trò của dấu hiệu mà Saussure đối lập chính xác với biểu tượng:

“Các biểu tượng phát triển. Chúng hình thành bằng cách phát triển ra bên ngoài những dấu hiệu khác, đặc biệt từ những hình-tượng, tức từ những dấu hiệu tổng hợp dự phần vào bản chất của hình-tượng và biểu tượng. Ta chỉ suy nghĩ với những dấu hiệu. Những dấu hiệu tinh thần này đều có bản chất tổng hợp, thành phần biểu tượng của chúng gọi là khái niệm. Nếu ta tạo một biểu tượng mới thì tư tưởng của ta sẽ bao hàm luôn các khái niệm. Vì thế chỉ ở bên ngoài các biểu tượng thì một biểu tượng mới mới phát triển". Omne symbolum de symbolo. (Elements of Logic, Hartshorne and Weiss)

Peirce tuân thủ hai tình huống khẩn cấp có vẻ xung khắc nhau. Sai lầm ở đây là hy sinh cái này cho cái kia. Đấy là do biểu tượng (trong ý thức Peirce về “tính võ đoán của dấu hiệu”) lại có căn nguyên vô-biểu tượng, một tiền trật tự liên quan đến tạo nghĩa: “Các biểu tượng phát triển. Chúng hình thành bằng cách phát triển ra bên ngoài những biểu tượng khác, đặc biệt từ những hình tượng hay từ những dấu hiệu tổng hợp”. Nhưng những căn nguyên này phải không thỏa hiệp với cấu trúc nguyên thủy của trường biểu tượng, của ý chí tự do của một lĩnh vực, của một sản lượng và một vai trò: “Vì thế chỉ ở bên ngoài những biểu tượng thì một biểu tượng mới mới phát triển”.

Nhưng trong cả hai trường hợp hệ thống-căn nguyên phát sinh này đều tham chiếu từ dấu hiệu đến dấu hiệu. Không có cơ sở vô nghĩa – được hiểu như sự tầm thường, tức trực giác về một sự thật hiện diện – trải ra nhằm tạo nền móng cho vai trò và cho việc xuất hiện các dấu hiệu. Dấu hiệu học đã chẳng còn dựa trên logic. Logic theo Peirce chỉ là một dấu hiệu: “Logic trong ý thức chung, như tôi đã trình bày, chỉ là một cái tên khác của dấu hiệu học, là học thuyết về dấu hiệu có phần tất yếu, tức hình thức”. Logic trong ý thức cổ điển, logic “thực”, logic phi hình thức bị điều khiển bởi giá trị sự thật, chiếm đóng dấu hiệu học chỉ ở mức độ xác định và không cơ bản. Còn ở Husserl (nhưng tính tương tự, dù nó là tư tưởng-kích động nhất, vẫn dừng ở đấy và ta phải áp dụng nó một cách thận trọng), mức thấp nhất, cơ sở cho khả năng logic (hay dấu hiệu học) tương đương với dự án Suy đoán Ngữ pháp của Thomas d’Erfurl, được qui một cách sai lầm cho Duns Scotus. Cũng như Husserl, Peirce tham khảo từ nó là chính. Đó là vấn đề công phu, trong cả hai trường hợp, học thuyết về những điều kiện hình thức mà hàm ngôn phải thỏa mãn để có ý thức, để có “nghĩa”, cho dù nó sai hay mâu thuẫn. Hình thái học tổng quát của nghĩa độc lập với mọi logic về sự thật.

Khoa học dấu hiệu có ba nhánh. 

Thứ I của Duns Scotus là Suy đoán Ngữ pháp. Ta có thể gọi là ngữ pháp thuần túy. Nó có nhiệm vụ xác định cái gì phải là thực của cái-đai-diện sử dụng bởi mọi trí tuệ khoa học để chúng có thể thể hiện bất cứ ý nghĩa nào. 

Thứ II là logic đích thực. Là khoa học về những gì, một cách gần như tất yếu, là thật của cái-đại-diện  của bất kì trí tuệ khoa học nào để họ có thể nắm bắt bất kì đối tượng nào, nghĩa là có thể thực. Hoặc, logic đích thực là khoa học về những điều kiện hình thức của sự thực của cái-đại-diện.

Thứ III, theo mô phỏng kiểu cách Kant về bảo tồn những kết hợp cũ của từ trong việc tìm kiếm bảng danh pháp cho các khái niệm mới, tôi gọi là “tu từ thuần túy”. Nhiệm vụ của nó là xác định những qui luật mà theo đó trong mọi trí tuệ khoa học, một dấu hiệu sinh ra một dấu hiệu khác, đặc biệt một tư tưởng sinh một tư tưởng khác.

Peirce đi rất xa theo hướng tôi gọi là giải cấu trúc thụ-hiệu siêu nghiệm mà vì lí do này nọ, sẽ đặt một giới hạn đảm bảo cho việc tham chiếu từ dấu hiệu đến dấu hiệu. Tôi đã nhận biết dĩ ngôn vi trung và siêu hình hiện diện là dục vọng cấp bách, quyền lực, mang tính hệ thống, và không kiềm chế đối với thụ-hiệu như thế. Giờ thì Peirce xem tính không giới hạn của việc tham chiếu như tiêu chuẩn cho phép ta thừa nhận quả thực ta đang xử lý một hệ thống dấu hiệu. Cái mở rộng hoạt động của nghĩa là cái khiến nó không thể gián đoạn. Sự vật tự nó là một dấu hiệu. Đề xuất không thể chấp nhận đối với Husserl mà Hiện tượng học của ông vì thế – trong Nguyên lý của những Nguyên lý – vẫn còn lại sự phục hồi nguy cấp và triệt để nhất của siêu hình học hiện diện. Khác biệt giữa hiện tượng học Hussurl và Peirce là cơ bản vì nó liên quan đến khái niệm dấu hiệu và sự biểu lộ hiện diện, mối quan hệ giữa tiền-hiện diện và hiện diện nguyên thủy của vật-tự-nó (sự thật). Về điểm này Peirce không còn nghi ngờ gì nữa gần với người phát minh từ Hiện tượng học hơn: Lambert quả thật đề xuất “rút gọn lý thuyết sự vật thành lý thuyết dấu hiệu”. Dựa vào Hiện tượng học của Peirce, sự biểu lộ tự nó không tiết lộ một sự hiện diện, nó tạo một dấu hiệu. Ta có thể đọc trong Nguyên lý Hiện tượng học: “Ý tưởng về biểu lộ là ý tưởng về một dấu hiệu”. Vì thế không có hiện tượng suy giảm dấu hiệu tức cái-đại-diện để cuối cùng, vật được biểu đạt được phép tỏa sáng trong ánh sáng hiện diện của nó. Cái gọi là “vật tự nó”luôn là cái-đại-diện được che đậy khỏi sự hồn nhiên của chứng cứ trực giác. Cái-đại-diện chỉ hoạt động bằng cách gia tăng sự diễn dịch mà chính nó cũng trở thành một dấu hiệu và cứ thế đến vô tận. Sự tự-đồng nhất của thụ-hiệu không ngừng che dấu chính nó và luôn dịch chuyển. Thuộc tính của cái-đại-diện cũng là chính nó và khác nữa, được sản sinh làm một cấu trúc tham chiếu, được phân chia từ chính nó. Thuộc tính của cái-đại-diện cũng không thích ứng, có thể nói hoàn toàn gần như là chính nó. Cái được đại diện luôn sẵn là cái-đại-diện. Định nghĩa dấu hiệu: 

Bất cứ cái gì quyết định một cái gì khác nữa (cái-diễn-đạt của nó) để qui về một đối tượng mà chính nó cũng qui về (đối tượng của nó) theo cùng một cách, cái-diễn-đạt này đến lượt nó cũng trở thành một dấu hiệu, đến bất tận…Nếu chuỗi những cái-diễn-đạt liên tục này kết thúc, dấu hiệu vì thế cũng được hoàn trả lại tính không hoàn thiện, tối thiểu là như thế (Những Yếu tố của Logic).

Ngay lúc có nghĩa thì chẳng có gì ngoài các dấu hiệu. Ta suy nghĩ chỉ với những dấu hiệu. Nó có nghĩa là phá hủy ý niệm dấu hiệu ngay lúc mà, theo Nietzsche, tình trạng khẩn cấp của nó được thừa nhận quyền của mình một cách tuyệt đối. Ta có thể gọi vai trò vắng mặt của thụ-hiệu tiên nghiệm là vai trò vô hạn, nói cách khác, là phá hủy thuyết bản thể thần học và siêu hình học hiện diện. Không ngạc nhiên khi siêu hình học va đập, tạo hình và hủy hoại vì căn nguyên của nó, hãy để tự nó được gọi bằng tên đó, trong thời kỳ khi mà người ta, từ chối ràng buộc ngữ học với ngữ nghĩa học (mà tất cả các nhà ngữ học châu Âu, từ Saussure đến Hjemslev vẫn làm), trục xuất vấn đề ý nghĩa khỏi nghiên cứu của họ. Các nhà ngữ học Mỹ thường qui về mô hình một trò chơi hơn.Ở đây ta phải nghĩ văn bản như một trò chơi trong phạm vi ngôn ngữ (Cuốn “Phaedrus” kết án chính xác văn bản như một trò chơi – nhi học (paidia) – và đối chọi tính chất trẻ con như thế bằng sự hấp dẫn nói ở người lớn). Trò chơi này, được xem như sự vắng mặt của thụ-hiệu siêu nghiệm, không phải là trò chơi dân gian như nó vẫn luôn được định nghĩa, vì những mục đích bao hàm, truyền thống triết học và vì các nhà lý thuyết trò chơi cũng cho là như thế (hoặc những người theo hoặc xa rời Bloomfield, qui ngữ nghĩa học vào tâm lý học tức một ban ngành nào đó). Nếu xem văn bản là trò chơi một cách triệt để thì những mơ hồ bản thể và tiên nghiệm trước hết phải suy kiệt nghiêm trọng; vấn đề ý nghĩa của tồn tại; sự tồn tại của thực thể và của nguồn gốc siêu nghiệm của thế giới – tính trần tục – phải được thông suốt, một cách kiên trì và nghiêm khắc; các vấn đề trào lưu phê phán của Husserl và Heidegger phải được theo đuổi hiệu quả đến tận cùng, tính hiệu quả và gỉan đơn của họ phải được bảo tồn. Thậm chí nếu nó bị gạch bỏ, không có nó những khái niệm trò chơi và văn bản mà tôi viện dẫn sẽ vẫn còn bó buộc trong phạm vi những giới hạn khu vực và trong hàm ngôn của những nhà kinh nghiệm, nhà thực chứng, hay siêu hình học. Bước chống đối mà những kẻ chủ trì hàm ngôn như thế để chống lại truyền thống tiền phê phán và suy đoán siêu hình học sẽ chẳng gì hơn là biểu đạt trần tục cho hoạt động riêng của họ. Vì thế trò chơi dân gian phải được nghĩ đến trước tiên; trước toan tính hiểu tất cả các hình thức chơi của thế giới. 

Ngay tại lúc mở màn trò chơi, thì, ta đã ở trong phạm vi cái đang-trở-thành-phi-mục-đích của biểu tượng. Liên quan đến cái đang-trở-thành thành biểu tượng này, sự đối lập lịch đại và đồng đại cũng được kế thừa. Sẽ không thể điều khiển văn tự học một cách thích hợp. Tính bất động của dấu tích nên được hiểu như một hoạt động, mà không là một trạng thái, là một vận động tích cực, một sự tước bỏ mục đích, mà không là một cấu trúc nhất định. Khoa học về “tính võ đoán của dấu hiệu”, khoa học về tính bất động của dấu tích, khoa học về văn bản trước nói và khi nói, ngữ pháp học vì thế bao trùm một lĩnh vực rộng lớn trong phạm vi đó ngữ học sẽ, bằng sự trừu tượng, vạch ra khu vực của riêng nó, trong những giới hạn mà Saussure qui định cho nội hệ thống của nó, cho cái được tái khảo sát một cách thận trọng trong mỗi hệ thống nói / văn-bản trong thế gian và lịch sử. 

Bằng việc thay thế bất cứ thứ gì trừ từ nói, ta có thể thay thế dấu hiệu học bằng văn tự học trong chương trình của Giáo trình Ngôn ngữ học tổng quát: 

“Tôi sẽ gọi đó là (văn tự học)… Vì khoa học chưa tồn tại, không ai có thể nói nó sẽ là gì, nhưng nó có quyền tồn tại, một nơi đã được rào trước đón sau. Ngữ học không chỉ là một bộ phận của khoa học nói chung…, những quy luật được khám phá bằng (văn tự học) sẽ có thể áp dụng cho ngữ học".

Lợi thế của việc thay thế này không chỉ trao cho lý thuyết văn bản một tầm cỡ cần thiết chống lại sự đàn áp của dĩ ngôn vi trung và sự lệ thuộc vào ngữ học. Nó sẽ giải phóng chính dự án dấu hiệu học khỏi những gì, mặc cho sự bành trướng lý thuyết của nó, còn bị chi phối bởi ngữ học, được tổ chức như thể ngữ học ngay lập tức trở thành trung tâm và cứu cánh của nó. Cho dù dấu hiệu học quả đúng là tổng quát và bao hàm hơn ngữ học, nó vẫn tiếp tục được điều chỉnh như thể nó là một trong những khu vực của ngữ học. Ngữ-hiệu vẫn luôn là mẫu hình cho dấu hiệu học, nó chi phối dấu hiệu học như dấu hiệu-thầy (master-sign) và như mô hình sản sinh: một mẫu hình. 

Vì vậy ta có thể nói rằng những dấu hiệu hoàn toàn độc đoán mô tả đúng hơn những dấu hiệu khác mô tả lý tưởng của quá trình dấu hiệu học; đấy là tại sao ngôn ngữ, gồm tất cả các hệ thống biểu lộ phức tạp và phổ biến nhất, là tiêu biểu nhất; trong ý thức này ngữ học có thể trở thành mẫu hình-gốc của tất cả các chi nhánh dấu hiệu học mặc dù ngôn ngữ chỉ là một hệ thống dấu hiệu học riêng biệt. 

Do đó, xem xét lại trật tự phụ thuộc được qui định bởi Saussure, rõ ràng là đảo ngược quan hệ bộ phận với toàn thể, Barthes quả thật đã thực hiện ý đồ thâm sâu nhất của cuốn Giáo trình: 

“Từ nay ta phải chấp nhận khả năng một ngày nào đó có thể đảo ngược định đề Saussure : Ngữ học không phải là một bộ phận của khoa học dấu hiệu nói chung, cho dù được ưu tiên, mà chính dấu hiệu học mới là một bộ phận của ngữ học”.

Sự hoán vị mạch lạc này, gợi ý dấu hiệu học trở thành “chuyển ngữ học”, dẫn đến việc thuyết minh đầy đủ một ngữ học bị chi phối một cách lịch sử bởi siêu hình học dĩ ngôn vi trung, mà đối với nó quả thật chẳng có và sẽ chẳng có “bất kỳ ý nghĩa nào ngoài tên gọi”. Bị chi phối bởi cái gọi là “văn minh văn bản” mà ta kế thừa, văn minh của cái gọi là viết ngữ âm, nghĩa là thần ngôn nơi ý thức về tồn tại, trong cứu cánh của nó, được quyết định như sự tái thế. Hoán vị Barthes phong phú và không thể thiếu để mô tả các sự kiện và thiên hướng của nghĩa trong phạm vi đóng của thời đại này và văn minh này đang trong quá trình biến mất trong chính việc toàn cầu hóa của nó.

Giờ ta hãy xa rời những suy xét hình thức và cấu trúc. Ta hãy đòi hỏi một cách thực chất và cụ thể hơn, làm thế nào ngôn ngữ không đơn thuần là một loại văn bản, “có thể so sánh với một hệ thống văn bản” – như Saussure viết một cách hiếu kỳ - mà còn là một dạng văn bản. Hơn nữa, vì văn bản không còn liên hệ đến ngữ học như một sự mở rộng hay tiền đồn, ta hãy tự hỏi làm thế nào ngôn ngữ là một khả năng dựa trên khả năng tổng quát của văn bản. Để chứng minh điều này ta sẽ đồng thời giải thích cái được cho là “sự chiếm đoạt” vốn không thể là một ngẫu nhiên không hay. Ngược lại, giả sử có một căn nguyên chung và do đó loại trừ sự tương đồng về “hình ảnh”, sự phát sinh, hay phản ánh mang tính đại diện. Và vì thế ta sẽ trả lại cho ý nghĩa thực, cho khả năng cơ bản của nó, sự trong sáng hiển nhiên và tính tương tự giáo khoa đã khiến Saussure tuyên bố:

“Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu diễn đạt các ý tưởng, vì thế có thể sánh với văn bản, mẫu tự câm- điếc, nghi thức biểu tượng, lễ giáo, tín hiệu quân sự, vân vân. Nhưng nó quan trọng nhất trong các hệ thống này".

Hơn nữa, không phải ngẫu nhiên, trong 130 trang sau, ngay lúc lý giải sự khác biệt ngữ âm như điều kiện của giá trị ngữ học ("theo quan điểm vật chất"), ông lại phải mượn tất thảy các nguồn sư phạm của mình cho ví dụ về văn bản: 

“Do trạng thái đồng nhất của sự việc có thể được quan sát ở văn bản, một hệ thống dấu hiệu nữa mà ta sẽ sử dụng văn bản để rút ra vài so sánh nhằm chứng minh toàn bộ kết quả”

Bốn khoản chứng minh, những mẫu vay mượn và nội dung từ văn bản, theo sau. 

Rồi thì một lần nữa ta phải dứt khoát đưa Saussure đối chọi với chính ông. Trước khi được hoặc chưa “được đánh dấu”, “được đại diện”, “được hình dung”, trong một “đồ họa”, ngữ hiệu hàm ý một văn bản nguyên thủy. Từ nay về sau, không phải vì luận điểm về tính võ đoán của dấu hiệu mà tôi sẽ kháng cáo một cách trực tiếp, mà vì những gì Saussure đã kết hợp với nó như tương quan không thể thiếu mà dường như với tôi phần nào đặt nền tảng cho nó: luận điểm về sự khác biệt như nguồn gốc giá trị ngữ học. 

Điều gì là, theo quan điểm văn tự học, hệ quả của đề tài này mà giờ đây nó đã quá nổi tiếng (và dựa trên đó Plato đã phản ánh trong cuốn Nhà ngụy biện,)?

Theo định nghĩa, sự khác biệt không bao giờ đầy đủ để dễ nhận biết. Vì thế, sự tất yếu của nó mâu thuẫn với luận điệu về bản chất ngữ âm tự nhiên của ngôn ngữ. Cũng vì lẽ đó nó cạnh tranh với sự lệ thuộc được cho là tự nhiên của kí hiệu đồ họa. Đấy là một hệ quả mà Saussure đã rút ra để chống lại những tiền đề định nghĩa nội hệ thống ngôn ngữ. Giờ ông phải loại trừ chính điều cho phép ông loại trừ văn bản: âm thanh và “sự ràng buộc tự nhiên” của nó với nghĩa. Ví dụ: “cái kiến tạo ngôn ngữ là, như tôi sẽ chỉ ra sau, không liên quan đến đặc tính ngữ âm của ngữ hiệu”. Trong đoạn sau chỉ rõ sự khác biệt: 

“Chẳng thể chỉ có âm thanh, yếu tố vật chất, thuộc về ngôn ngữ. Đó chỉ là thứ cấp, là thực thể được sử dụng. Mọi giá trị qui ước đều có đặc tính không bị xáo trộn với yếu tố hữu hình bổ sung cho chúng…Ngữ hiệu…không phải là (về bản chất) ngữ âm nhưng vô hình thể – được kiến tạo không phải bằng thực thể vật chất mà bằng sự khác biệt tách riêng âm-ảnh của nó với tất cả các thứ khác. Thực thể lý tưởng hay ngữ âm mà một dấu hiệu chứa đựng kém quan trọng hơn những dấu hiệu bao quanh khác”.

Không có sự qui giản vấn đề ngữ âm này, khu biệt giữa ngôn ngữ và nói, có tính quyết định đối với Saussure, sẽ không nghiêm khắc. Sẽ là như nhau giữa các mặt đối lập nếu chúng kế thừa từ đó: giữa mật mã và thông điệp, mẫu hình và sử dụng, v.v. Kết luận: “Âm vị học có tính chất lặp lại – chỉ là một ngành phụ (của khoa học ngôn ngữ) và thuộc riêng về nói”.

Lời nói vì thế đã rút ra từ vốn văn bản, ngôn ngữ đó được ghi nhớ hoặc không, và ở đây ta phải suy ngẫm về sự đồng lõa giữa hai tính chất "ổn định” này. Sự qui giảm ngữ âm bộc lộ sự đồng lõa này. Những gì Saussure nói, ví dụ, về dấu hiệu nói chung và những gì ông “khẳng định” qua ví dụ về văn bản, cũng có thích hợp với ngôn ngữ: “Các dấu hiệu bị khống chế bởi một nguyên tắc dấu hiệu học tổng quát: sự liên tục cuối cùng cũng được kết đôi để thay đổi đúng lúc; điều này được khẳng định bởi các hệ thống chính tả, nói ở thể câm-điếc, v.v.” 

Việc qui giảm về thực thể ngữ âm vì thế không chỉ cho phép khu biệt giữa một mặt là các đơn vị âm (và dĩ nhiên thính giác tức sinh lý học của cơ quan phát âm) và mặt kia là âm vị học. Nó cũng biến chính âm vị học thành một “ngành học phụ”. Đây là hướng mà Sausure chỉ ra, đưa ta xa rời chủ nghĩa ngữ âm của những người tự cho là đồng ý với ông ở điểm này: quả thật, Jakobson cho rằng dửng dưng với thực thể ngữ âm trong biểu cảm là bất khả và không chính đáng. Vì thế ông phê phán ngữ vị học - của Hjelmslev, đòi hỏi và thực hiện việc vô hiệu hóa thực thể kêu vang này. Trong văn bản trích dẫn ở trên, Jakobson và Halle duy trì “đòi hỏi lý thuyết” trong một nghiên cứu về những hằng số đã đặt thực thể kêu vang này vào ngoặc đơn (như là nội dung của kinh nghiệm và ngẫu nhiên) là: 

1. Tính không thể thực thi (impracticable), vì: “có tính đến thực thể kêu vang trong các bước phân tích” (Jakobson và Halle). Nhưng đó có phải là “độ lệch phiền phức”, như Jakobson và Halle đã gặp? Có thể ta không giải thích nó như một sự kiện phục vụ như một ví dụ, như các nhà hiện tượng học vẫn cần, để luôn giữ nó trong tầm, một nội dung kinh nghiệm mẫu mực trong việc hiểu bản chất mà đúng ra không phụ thuộc vào nó? 

2. Tính không thể chấp nhận (inadmissible) về nguyên tắc, vì ta không thể xem ngôn ngữ trong đó“hình thức đối lập với thực thể như bất biến đối lập với biến thiên”. Chính trong diễn biến của chứng minh thứ hai này mà công thức Saussure đúng là tái xuất hiện trong vấn đề quan hệ giữa nói và văn bản; trật tự của văn bản là trật tự bên ngoài “vô thường”, “thêm vào”, “phụ trợ”, “kí sinh”. Lí luận của Jakobson và Halle cầu khuẩn một căn nguyên thực và viện dẫn tính chất thứ cấp của văn bản trong ý thức thông tục: “Chỉ sau khi đã nắm vững việc nói ta mới chuyển dần sang đọc và và viết".Cho dù mệnh đề thường thức này được chứng minh một cách chặt chẽ - vẫn có một điều gì đó mà tôi không tin (vì mỗi khái niệm của nó che dấu một vấn đề rộng lớn) – ta sẽ còn phải tiếp nhận những cam kết thỏa đáng của nó về lí luận này. Cho dù “sau khi” ở đây là một biểu đạt dung dị, khi ta biết chắc những gì ta nghĩ và tuyên bố khi đảm bảo rằng ta học viết sau khi đã học nói, thì liệu có đủ để kết luận những gì đến “sau khi” đó là kí sinh? Và kí sinh là gì? Và nếu văn bản đúng là khiến ta phải xem xét lại logic của mình về kí sinh thì sao?

Trong một đoạn phê bình khác, Jakobson và Halle gợi đến sự bất hoàn hảo của đại diện đồ họa; sự bất hoàn hảo đó do “cách bố cục mẫu tự và âm vị khác nhau về cơ bản”: 

“Mẫu tự không bao giờ, hoặc chỉ một bộ phận, tái sinh những đặc tính khu biệt làm cơ sở cho những mẫu âm vị và luôn bất chấp quan hệ mang tính cấu trúc của những đặc tính này".

Như tôi đã gợi ý ở trên: phải chăng sự bất đồng dạng triệt để giữa hai yếu tố - đồ họa và ngữ âm – đã loại trừ tính chất phát sinh? Phải chăng sự bất tương xứng của đại diện đồ họa chỉ liên quan đến văn bản alphabet thông thường, mà ngữ vị học hình thức về cơ bản không tham chiếu đến? Sau cùng, nếu ta chấp nhận tất cả các lí luận đã trình bày của phái âm vị thì ta vẫn phải thừa nhận rằng họ lấy khái niệm“ khoa học” về từ nói chống lại khái niệm thông tục về văn bản. Những gì tôi muốn bày tỏ là ta không thể loại trừ văn bản khỏi kinh nghiệm tổng quát về “quan hệ cấu trúc của những đặc tính này”. Dĩ nhiên, đó cũng chỉ nhằm đổi mới khái niệm văn bản. 

Tóm lại, nếu những nhà phân tích phái Jakobson trung thành với Saussure trong vấn đề này, không phải đặc biệt với Saussure ở chương VI đó sao? Trong chừng mực nào đó có đúng là Saussure đã duy trì tính chất không thể chia cắt về chất liệu và hình thức vốn là lập luận quan trọng nhất của Jakobson va Halle? Vấn đề có thể lặp lại với trường hợp vị trí của Andre Martinet, người kế tiếp theo vần trong cuộc tranh luận này, ở chương VI của Giáo trình. Và chỉ ở chương VI mà Martinet đã phân ly rạch ròi học thuyết, trong Giáo trình, về những gì làm lu mờ tính ưu tiên của thực thể ngữ âm. Sau khi đã lý giải tại sao “một ngôn ngữ chết với chữ tượng ý hoàn chỉnh”, nghĩa là hiệu quả truyền thông qua hệ thống chữ viết khái quát, “không thể có bất cứ quyền tự trị nào”, tuy vậy, tại sao “một hệ thống như thế sẽ là một cái gì đó quá cá biệt mà ta có thể hiểu rõ tại sao các nhà ngữ học muốn loại trừ nó khỏi lãnh địa khoa học của họ”(La linguistique syncronique, p. i8; italics added), Martinet phê phán những ai, theo một khuynh hướng nào đó của Saussure, đặt vấn đề về bản chất tính cách ngữ âm của ngữ hiệu: “Sẽ phải cố gắng hơn nữa chứng minh rằng Saussure đúng khi ông tuyên bố “cái kiến tạo nên ngôn ngữ không…quan hệ đến tính cách ngữ âm của ngữ-hiệu” và, đi xa hơn lời dạy của bậc thầy ấy, để tuyên bố rằng ngữ-hiệu không nhất thiết phải có tính cách ngữ âm”.

Rõ ràng ở điểm này, không phải là vấn đề “đi xa hơn” lời dạy của bậc thầy mà là đi theo và tiếp nối nó. Không thực hiện là bám giữ vào điều chương VI đã kì công giới hạn việc nghiên cứu hình thức và cấu trúc và phủ nhận những khám phá chí ít đáng ngờ của học thuyết Saussure. Để tránh “đi xa hơn”, ta sẽ mạo hiểm trở lại điểm thiếu sót này. 

Tôi tin rằng văn bản khái quát không phải chỉ là ý tưởng về một hệ thống được phát minh, một đặc tính giả thiết tức một khả năng tương lai. Tôi nghĩ ngược lại ngôn ngữ nói hẳn thuộc về văn bản này. Nhưng nó bao hàm việc sửa đổi khái niệm văn bản mà ta chỉ nhất thời tiên liệu. Thậm chí giả sử ta không có khái niệm được sửa đổi, giả sử ta đang xem xét một hệ thống văn bản thuần túy như một giả thiết cho tương lai tức một giả thiết vừa đủ, mà đối mặt với giả thiết đó, liệu nhà ngôn ngữ có từ chối chính mình phương tiện nghĩ suy và tích hợp những ý kiến của nó vào trong hàm ngôn lý thuyết của mình không ? Liệu công việc mà hầu hết các nhà ngữ học làm có tạo ra một quyền về lí thuyết? Martinet dường như theo ý này. Sau khi kì công xây dựng giả thuyết “ngôn ngữ ngón tay” về ngôn ngữ, quả thực, ông đã viết:

“Phải nhận ra rằng tính chất tương đương giữa “ngôn ngữ ngón tay” và âm vị học hoàn toàn nằm trong tài liệu đồng đại không khác gì lịch đại, và hệ thống thuật ngữ đó kết hợp cái sau có thể được sử dụng cho cái trước, dĩ nhiên trừ khi các thuật ngữ đó qui về thực thể ngữ âm. Rõ ràng, nếu ta không khao khát loại trừ các hệ thống viết mà ta vừa hình dung khỏi lĩnh vực ngữ học, thì điều quan trọng nhất là sửa đổi hệ thống thuật ngữ truyền thống liên quan đến tính chất khớp âm của kí-hiệu nhằm loại trừ tất thảy mọi tham chiếu đến thực thể ngữ âm; như Louis Hjelmslev làm khi ông sử dụng từ “ceneme” và “cinematics” thay vì “phoneme” và “phonematics”. Mặc dù dễ hiểu là đa số các nhà ngữ học đã do dự khi sửa đổi cho hoàn chỉnh tòa nhà thuật ngữ học truyền thống chỉ vì những thuận lợi lý thuyết là có thể gộp luôn vào lĩnh vực khoa học của họ vài hệ thống giả định thuần túy. Để họ đồng ý cam kết một cuộc cách mạng như thế, phải thuyết phục rằng, trong các hệ thống ngữ học được chứng thực, họ không có thuận lợi khi xem thực thể ngữ âm của các đơn vị biểu đạt là sự liên quan trực tiếp”. 

Một lần nữa, ta không nghi ngờ giá trị những lập luận về âm vị học này, những giả định sau đó mà tôi đã cố gắng phơi bày ở trên. Một khi ta áp dụng những lập luận này thì sẽ là ngớ ngẩn khi ta lại lúng túng tái dẫn nhập văn bản phát sinh, trong khu vực ngôn ngữ nói và trong phạm vi hệ thống phát sinh này. Không những không tránh được chủ nghĩa vị chủng, mà tất thảy đồn lũy trong phạm vi ảnh hưởng hợp pháp của nó, khi đó, cũng sẽ trở nên xáo trộn. Nó không phải là vấn đề phục hồi văn bản trong ý thức hạn hẹp, cũng không phải là đảo ngược trật tự lệ thuộc khi nó là hiển nhiên. Chủ nghĩa âm vị không cho phép bất cứ chống đối nào chừng nào ta còn bảo tồn những khái niệm nói và văn bản thông tục, chúng hình thành cơ cấu lập luận vững chắc cho nó. Những khái niệm thông tục thường ngày, ngoài việc là nơi cư trú – đủ không mâu thuẫn – của một lịch sử cũ, còn bị giới hạn bởi những biên giới gần như vô hình, lại càng khắt khe hơn bởi chính thực tế đó.

Tôi có phần muốn gợi ý rằng tính chất được cho là phát sinh của văn bản, dù thực và đồ sộ đến đâu, chỉ có thể với một điều kiện: là ngôn ngữ nguyên thủy, “tự nhiên”, v.v, chưa bao giờ tồn tại, chưa bao giờ trinh nguyên và văn bản chưa động chạm đến, bản thân ngôn ngữ vẫn luôn là văn bản. Văn bản sơ khai mà sự thiết yếu cùng khái niệm mới của nó mà tôi muốn chỉ ra và phác họa ở đây; và cái mà tôi tiếp tục gọi là văn bản chỉ vì nó cơ bản chia sẻ khái niệm thông tục của văn bản. Cái sau đã không thể áp đặt chính nó về mặt lịch sử, ngoại trừ bằng cách che giấu văn bản sơ khai, bằng khát vọng lời nói sẽ thay thế mặt kia và bản sao của nó cùng tác động nhằm giảm thiểu khác biệt. Nếu tôi cứ khăng khăng gọi sự khác biệt là văn bản, đó là vì, trong công trình về sự đàn áp lịch sử, văn bản là, bởi hoàn cảnh của nó, dành để biểu thị sự khác biệt lớn lao nhất. Nó đe dọa khát vọng nói năng ở lân cận gần nhất, nó xâm phạm việc nói năng trong phạm vi và ngay lúc khởi đầu. Và như chúng ta bắt đầu thấy, chúng ta không thể nghĩ về khác biệt mà không có dấu tích. 

Sơ-bản này, mặc dù khái niệm của nó được viện dẫn bằng chủ đề “tính võ đoán của dấu hiệu” và chủ đề về sự khác biệt, không thể và có thể chẳng bao giờ được xem là đối tượng khoa học. Chính đối tượng này không thể tự cho phép nó rút gọn về hình thức hiện diện. Cái sau chi phối toàn bộ tính chất khách quan của đối tượng và mọi quan hệ tri thức. Đấy là tại sao những gì tôi bị lôi cuốn vào nhằm xem sự phát triển của Giáo trình như một sự “tiến bộ”, đặt thành vấn đề nhằm đáp lại những luận điểm phi phê phán ở chương VI, chưa bao giờ tạo nên một khái niệm“khoa học”mới về văn bản. 

Liệu ta có thể nói tương tự với đại số học Hjelmslev, không còn nghi ngờ là nó rút ra những kết luận nghiêm khắc nhất từ tiến bộ trên? 

Cuốn Nguyên lý Ngữ pháp Tổng quát (1928) đã tách bỏ trong phạm vi học thuyết của Giáo trình nguyên lý âm vị học và nguyên lý về khác biệt: nó cô lập một khái niệm hình thức cho phép khu biệt khác biệt hình thức và khác biệt ngữ âm, thậm chí trong phạm vi ngôn ngữ “nói”. Ngữ pháp độc lập với ngữ nghĩa học và âm vị học.

Tính độc lập đó chính là nguyên lý ngữ vị học, như là khoa học hình thức của ngôn ngữ. Nghi thức của nó cho rằng “không có sự kết nối tất yếu giữa âm thanh và ngôn ngữ” (trong Nguyên lý âm vị học). Nghi thức đó tự nó là điều kiện của một chức năng phân tích thuần túy. Ý tưởng về chức năng ngữ học và đơn vị ngữ học thuần túy – ngữ vị - khi đó loại trừ không chỉ việc xem xét thực thể biểu lộ (thực thể vật chất) mà còn xem xét cả thực thể nội dung (thực thể vô hình).Vì ngôn ngữ là một hình thức, không phải một thực thể (Saussure), ngữ vị theo định nghĩa độc lập về thực thể, vô hình (ngữ nghĩa, tâm lý và logic) và vật chất (ngữ âm, đồ họa, v.v) (Hjelmslev và Uldall). Việc nghiên cứu hoạt động của ngôn ngữ, của vai trò của nó, giả định rằng thực thể của nghĩa và, giữa những thực thể khả dĩ khác, thực thể của âm thanh, được đặt xem kẽ nhau. Tính đồng nhất âm thanh và đồng nhất ý thức ở đây quả thực, như tôi đề xuất ở trên, là tái đảm bảo việc kết thúc kế hoạch. Hjelmslev đặt khái niệm của ông về việc phối hợp tức vai trò của ngôn ngữ trong phạm vi di sản chủ nghĩa hình thức Saussure và lý thuyết giá trị của ông. Mặc dù ông thích so sánh giá trị ngôn ngữ học với “giá trị hoán đổi trong khoa học kinh tế” hơn là với “giá trị logic-toán thuần túy”, ông chỉ định một giới hạn cho sự tương đồng này:

“Một giá trị kinh tế theo định nghĩa là một giá trị có 2 mặt: nó không chỉ đóng vai trò không đổi đối với đơn vị tiền tệ cụ thể, mà tự nó còn có vai trò biến thiên đối với số lượng hàng hóa cố định thỏa mãn nó như một tiêu chuẩn. Mặt khác trong ngữ học không có gì tương đương một tiêu chuẩn. Đó là tại sao là trò chơi cờ mà không phải là sự việc kinh tế là hình ảnh ngữ pháp chung thủy nhất còn lại ở Saussure. Sự phối hợp ngôn ngữ phân tích tận cùng là một trò chơi, không là gì hơn” (Langue et parole, Essais linguistiques)

Trong cuốn Lời tựa một Lý thuyết Ngôn ngữ, 1943, công bố sự đối lập biểu-đạt / nội-dung mà ông thay thế cho khác biệt kí-hiệu / thụ-hiệu, trong đó mỗi thuật ngữ có thể được xem xét từ quan điểm hình thức hay thực thể, Hjelmslev phê phán ý tưởng một ngôn ngữ vốn ràng buộc với thực thể biểu đạt ngữ âm. Do sơ suất mà cho đến nay người ta vẫn cho rằng “cặp thực thể-biểu đạt của ngôn ngữ nói phải bao gồm những “âm thanh”:

Vì thế, như Zwirners đã đặc biệt chỉ ra, sự việc đã không được lưu ý, rằng lời nói luôn có đồng hành, và những thành phần nói nào đó có thể được thay thế bởi cử chỉ, và trên thực tế, theo Zwirners, không chỉ có cái gọi là cơ quan nói (cổ, miêng, và mũi), mà gần như mọi cơ vân cùng hợp tác thực hiện ngôn ngữ “tự nhiên”. Hơn nữa, có thể thay thế thực thể âm thanh-và-cử-chỉ thông thường bằng bất cứ thứ khác hiện diện thích ứng với những ngoại tình huống thay đổi. Do vậy cùng một hình thức ngữ học cũng có thể được biểu bộ trong văn bản, như với kí hiệu ngữ âm tức âm vị và với cái gọi là chính tả ngữ âm, như ví dụ về tiếng Phần Lan. Ở đây là thực thể “đồ họa” như nó vẫn được xưng hô riêng biệt đến đêm trước và cái không cần hoán vị thành “thực thể ngữ âm để ta nắm bắt tức hiểu được nó. Và “thực thể” đồ họa này có thể, một cách chính xác như thế và không cần phải hoán chuyển sang “thực chất” ngữ âm để thấu hiểu. Và “thực chất” đồ họa này có thể, một cách chính xác theo quan điểm về thực thể, chỉ toàn những thứ hỗn tạp (Lời tựa một Lí thuyết  Ngôn ngữ, 1943).

Từ chối giả định về một “nguồn gốc” của các thực thể tiếp sau thực thể biểu đạt ngữ âm, Hjelmaslev đặt vấn đề này ra ngoài khu vực phân tích cấu trúc và ngữ học: 

Hơn nữa nó không luôn là những gì có nguồn gốc và không nguồn gốc; chúng ta không được quên rằng việc khám phá văn bản alphabet bị che dấu trong tiền lịch sử.. Bertrand Russell hoàn toàn đúng khi kêu gọi chú ý đến việc ta không có phương tiện quyết định hoặc văn bản hoặc nói là hình thức biểu lộ có trước của con người (Một Đề cương Triết học, để khẳng định rằng nó dựa trên phân tích ngữ âm chỉ là một giả thiết lịch đại khả dĩ; có thể, cũng dựa trên phân tích hình thức cấu trúc ngữ học. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, như ngữ học hiện đại thừa nhận, việc xem xét lịch đại không liên quan đến các mô tả đồng đại.

H.J. Uldall đưa ra một trình bày đáng chú ý về việc chủ nghĩa phê phán ngữ vị học hoạt động dựa vào Saussure, đồng thời chống lại ông; như tôi đã nói ở trên, không gian thích hợp của văn tự học mở đồng thời đóng đều từ cuốn Giáo trình Ngôn ngữ học tổng quát. Để chứng tỏ Saussure không phát triển “tất cả các hệ quả lý thuyết khám phá của mình”, ông viết: 

Thậm chí là quá tò mò khi chúng ta xem các hệ quả thực tế đã được rút ra rải rác, quả thực đã được rút ra hàng nghìn năm trước Saussure, vì chỉ qua khái niệm về khác biệt giữa hình thức và thực thể mà ta có thể lý giải khá năng nói và viết tồn tại đồng thời như sự biểu đạt của một hoặc cùng một ngôn ngữ. Nếu một trong hai thực thể này, dòng khí hay dòng mực, là một phần tích hợp của chính ngôn ngữ, nó sẽ không thể đi từ cái này đến cái kia mà không có sự thay đổi ngôn ngữ (Nói và Văn bản, 1938).

Không còn nghi ngờ trường phái Copenhagen như thế đã giải phóng một lĩnh vực nghiên cứu: ta có thể hướng chú ý không chỉ vào tính chất thuần túy của một hình thức được giải phóng khỏi tất thảy những ràng buộc “tự nhiên”, khỏi một thực thể, mà còn vào tất thảy những thứ, trong các địa tầng ngôn ngữ, phụ thuộc vào thực thể biểu đạt đồ họa. Một mô tả nguyên thủy và định giới một cách nghiêm khắc về vấn đề này có lẽ hứa hẹn. Hjelmslev thừa nhận rằng “phân tích văn bản mà không liên hệ đến âm thanh vẫn chưa được thực hiện”. Trong khi cũng hối tiếc rằng “thực thể bút mực đã không nhận được cùng sự chú ý của một bộ phận các nhà ngữ học khi họ đã quá phung phí cho thực thể nước bọt”, H.J Uldall phân định những vấn đề này và nhấn mạnh đến tính độc lập tương hổ của cả hai thực thể biểu lộ này. Ông ta đặc biệt minh họa nó với sự việc là, trong chính tả, không có tự vị tương ứng với trọng âm phát âm (với Rousseau đây là nỗi khổ, và là sự trói buộc văn bản) và rằng, một cách tương hỗ, trong phát âm, không có âm vị tương ứng với khoảng cách giữa các từ viết. 

Thừa nhận đặc trưng văn bản , ngữ vị học không đơn thuần trao chính nó phương tiện mô tả yếu tố đồ họa. Nó chỉ cách làm thế nào đạt được yếu tố văn học, đến cái mà văn học đã trải qua văn bản đồ họa một cách tối giản, phân loại vai trò hình thức đối với thực thể biểu đạt xác định. Nếu có điều gì đó trong văn học không cho phép chính nó qui giảm về tiếng nói, về sử thi hay thơ ca, thì ta không thể đoạt lại nó ngoại trừ bằng việc cách ly triệt để sự ràng buộc kết nối vai trò hình thức với thực thể biểu đạt đồ họa (cũng vì lẽ ấy nó được xem như “văn học thuần túy”, vì thế được tôn trọng tối thiểu, cũng như có thể giới hạn vai trò, hạn chế nó. Vả lại khát vọng hạn chế vai trò là không thể cưỡng lại). Mối quan tâm về văn học này được biểu thị một cách ấn tượng trong trường phái Copenhagen. Do đó nó tháo gỡ cảnh báo của Rousseau và Saussure về nghệ thuật văn học. Nó cấp tiến hóa nỗ lực của những nhà hình thức học Nga, đặc biệt là O.PO.IAZ, những người chú ý đến tồn-tại-viết-đọc trong văn học, có lẽ họ ủng hộ trường hợp âm vị học và những mô hình văn học mà nó chi phối, đặc biệt thơ ca. Nghĩa là trong phạm vi lịch sử văn học và trong cấu trúc văn bản văn học nói chung, nó thoát khỏi cơ cấu đó, xứng đáng là một thể loại mô tả mà tiêu chuẩn và điều kiện về khả năng ngữ vị học của nó có lẽ cách li tốt hơn. Cũng có thể nó đã tự chuẩn bị tốt hơn nhằm nghiên cứu các địa tầng đồ họa trong phạm vi cấu trúc văn bản văn học trong lịch sử của cái đang-trở-thành-viết-đọc của nghĩa đen, đặc biệt trong “tính hiện đại" của nó. 

Không còn nghi ngờ một lĩnh vực nghiên cứu mới và phong phú đã được mở. Nhưng cơ bản tôi không quan tâm đến quan hệ song song tức sự bình đẳng được đoạt lại của thực thể biểu đạt như thế. Rõ ràng là nếu thực thể ngữ âm đánh mất sự ưu tiên thì lợi thế không là của thực thể đồ họa vốn thích ứng với cùng một sự thay thế. Trong phạm vi nó giải phóng và không thể bác bỏ, ngữ vị học vẫn hoạt động với khái niệm văn bản phổ biến. Tuy nhiên, nó có thể có tính nguyên thủy và tối giản, “hình thức biểu lộ” tương liên với “thực thể biểu lộ” đồ họa vẫn còn khá quyết định. Nó khá lệ thuộc và có nguồn gốc văn bản sơ khai mà tôi đã nói đến. Văn bản sơ khai này hoạt động không chỉ trong hình thức và thực thể của biểu đạt đồ họa mà còn trong hình thức và thực thể của biểu đạt phi-đồ họa. Nó kiến tạo không chỉ hình thức hợp nhất các mẫu cho mọi thực thể, đồ họa hay ngược lại, mà còn là vận động của cặp dấu hiệu-chức năng kết nối nội dung với biểu đạt, dù đó là đồ họa hay không. Đề tài này không thể có vị trí trong hệ thống Hjelmslev. 

Đó là do sơ-bản, vận động của khác biệt, sự tổng hợp sơ khai tôi giản, mở rộng trong một và cùng khả năng, tính chất tạm thời cũng như quan hệ với mặt kia và ngôn ngữ, không thể, như điều kiện của tất cả các hệ thống ngữ học, hình thành một bộ phận của chính hệ thống ngữ học và được định vị như một đối tượng trong lĩnh vực của nó (không có nghĩa là nó có một lĩnh vực thực sự ở một nơi khác, một vị trí chuyển nhượng khác). Khái niệm của nó không thể nào tự nó làm giàu việc mô tả khoa học, thực chứng, và “nội tại” (trong ý thức Hjelmslev) hệ thống. Do đó, người sáng lập ngữ vị học, không nghi ngờ gì nữa, đặt vấn đề về sự thiết thực của nó, như những phế phẩm, gộp toàn bộ lại và hợp pháp hóa, mọi lý thuyết ngữ học ngoại lệ không phát sinh từ nội tại tối giản của hệ thống ngữ học. Ông hẳn đã nhìn thấy trong ý niệm đó một trong những lời kêu gọi trải nghiệm mà lý thuyết đã bỏ qua. Ông hẳn không hiểu tại sao cái tên văn bản tiếp tục – được sử dụng cho ẩn số X đó đã trở nên quá khác biệt so với những gì luôn được gọi là “văn bản”. 

Tôi đã bắt đầu chứng minh từ này, và đặc biệt là tính chất tất yếu về truyền đạt giữa khái niệm sơ-bản và khái niệm thông tục về văn bản đã được nó giải cấu trúc. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện công việc ở dưới đây. Về phần khái niệm trải nghiệm, đây là điều khó sử dụng nhất. Như mọi ý niệm tôi sử dụng ở đây, nó thuộc về lịch sử siêu hình học và ta có thể chỉ sử dụng nó dưới dấu xóa. “Trải nghiệm” luôn chỉ định quan hệ với sự hiện diện, dù quan hệ đó có hình thức ý thức hay không. Dù sao đi nữa chúng ta cũng phải, tùy theo kiểu xoắn và luận điểm mà hàm ngôn bắt buộc phải trải qua, làm cạn kiệt các nguồn khái niệm trải nghiệm trước khi đạt được và để đạt được, bằng giải cấu trúc, nền tảng tối hậu. Đó là cách duy nhất đồng thời thoát khỏi “chủ nghĩa kinh nghiệm” và phê phán“ngây thơ”. Vì thế, ví dụ, trải nghiệm mà “lý thuyết” của nó, theo Hjelmslev, “phải độc lập” thì không phải trải nghiệm trọn vẹn. Nó luôn tương ứng với một loại trải nghiệm thực sự tức khu vực nào đó (lịch sử, tâm lý, sinh lý học, xã hội học, v.v), tạo nên một khoa học mà tự nó là khu vực ngữ học và, tự nó, một cách chặt chẽ, ở ngoài ngữ học. Không như thế chút nào trong trường hợp trải nghiệm là sơ-bản. Việc đóng ngoặc các khu vực trải nghiệm hay toàn bộ trải nghiệm tự nhiên phải khám phá một lĩnh vực trải nghiệm tiên nghiệm. Trải nghiệm này chỉ có thể truy cập trong chừng mực, như Hjelmslev, sau khi đã cách ly đặc trưng hệ thống ngữ học và loại trừ tất cả khoa học ngoại nhập cùng các suy đoán siêu hình học, ta đặt vấn đề về một nguồn gốc tiên nghiệm của chính hệ thống, như hệ thống đối tượng của khoa học, và, một cách tương quan, của hệ thống lí thuyết nghiên cứu nó: ở đây là hệ thống khách quan và “suy diễn” mà ngữ vị học muốn trở thành. Không có nó, quá trình quyết định được thực hiện bởi chủ nghĩa hình thức tôn trọng tinh chất nguồn gốc của các đối tượng, của “hệ thống nội tại những đối tượng của nó”, bị quấy nhiểu bởi chủ nghĩa khách quan khoa học, nói cách khác bởi siêu hình học vô cảm tức ngoan cố. Đây cũng là điều thường được chú ý trong công trình của trường phái Copenhagen. Nó cũng nhằm thoát khỏi việc rơi trở lại chủ nghĩa khách quan ngây thơ kia mà ở đây tôi qui về một tính chất siêu nghiệm mà tôi sẽ lại đặt vấn đề ở đâu đó. Đó là vì tôi tin rằng có sự thiếu hụt và vượt khỏi chủ nghĩa phê phán tiên nghiệm. Để đảm bào rằng việc vượt khỏi không qua trở lại phạm vi là để thừa nhận một cách méo mó tính thiết yếu của một lộ trình. Lộ trình đó phải để lại một dấu vết trong văn bản. Không có dấu vết ấy, bị bỏ rơi vào nội dung đơn giản của những kết luận của nó, văn bản siêu-siêu nghiệm sẽ gần giống với văn bản tiền phê phán, gần như không thể phân biệt được. Giờ ta phải thiết lập và dàn xếp qui luật giống nhau này. Cái tôi gọi là dấu xóa khái niệm phải ghi dấu các vị trí của việc dàn xếp tương lai này. Ví dụ, giá trị tiên nghiệm sơ khai phải làm tính tất yếu của nó kết lại trước khi nó tự xóa. Khái niệm dấu tích sơ khai phải tuân theo cả hai: tất yếu và gạch xóa. Quả thật mâu thuẫn và không thể chấp nhận trong phạm vi logic đồng nhất. Dấu tích không chỉ là sự biến mất của nguồn gốc – trong phạm vi hàm ngôn mà ta duy trì và tùy lối mòn mà ta theo, nó có nghĩa là nguồn gốc thậm chí không biến mất, mà nó chưa bao giờ được kiến tạo ngoại trừ một cách tương hỗ với cái phi-nguồn-gốc, là dấu tích, thứ mà vì thế trở thành nguồn gốc của nguồn gốc. Từ đó, tước đoạt khái niệm dấu tích khỏi sơ đồ cổ điển vốn sẽ phát sinh nó từ một hiện diện tức từ một nguồn gốc phi-dấu tích và biến nó thành chủ nghĩa kinh nghiệm, quả thật ta phải nói về một nguồn gốc dấu tích tức dấu tích sơ khai. Mặc dù ta biết rằng khái niệm đó phá hủy tên của nó và nếu tất thảy bắt đầu với dấu tích, điều quan trọng là không có nguồn gốc dấu tích. Khi đó ta phải đặt, như một khoảnh khắc đơn giản của hàm ngôn, sự qui giảm hiện tượng học và sự tham chiếu Husserl vào một trải nghiệm siêu nghiệm. Chừng nào mà khái niệm trải nghiệm nói chúng – và trải nghiệm siêu nghiệm, ở Husserl nói riêng – vẫn bị chi phối bởi chủ đề hiện diện, thì nó cùng góp phần vào vận động qui giảm của dấu tích. Hiện Diện Sống (lebendige Gegenwart) là hình thức trải nghiệm siêu nghiệm chung và tuyệt đối mà ta phải tham khảo Husserl. Trong các mô tả vận động trì hoãn, tất thảy những gì không động chạm đến tính chất giản đơn và thống trị của hình thức đó dường như chỉ ra cho ta có bao nhiêu hiện tượng học siêu nghiệm thuộc về siêu hình học. Nhưng nó phải đi đến những giới hạn do những tác dụng gián đoạn.Trong sự trì hoãn và vận động nguyên thủy của mối quan hệ với bên ngoài, như Husserl thực tế đã mô tả, tính chất phi-hiện-diện tức giải-hiện-diện là “nguồn gốc” trong chừng mực của hiện diện. Đấy là tại sao tư tưởng về dấu tích có thể không tách biệt với hiện tượng học siêu nghiệm hơn là qui giảm về nó. Đây cũng như đâu đó, để đặt vấn đề dưới dạng lựa chọn, để ép buộc tức để tin rằng mình bị ép buộc phải trả lời nó bằng có hoặc không, để hình dung vật phụ thuộc là bổn phận và vật không phụ thuộc là lối nói giản dị, là làm xáo trộn chính các các mức độ khác biệt, các lối mòn hay phong cách. Trong việc giải cấu trúc cái sơ khai, chúng ta đừng chọn lựa. 

Vì thế tôi thừa nhận tính tất yếu của việc thông qua khái niệm dấu tích sơ khai. Tính tất yếu đó điều khiển ta từ bên trong hệ thống ngôn ngữ như thế nảo? Lối mòn từ Saussure đến Hjelmslev ngăn cản ta tránh dấu tích nguyên thủy như thế nào? 

Trong đó, lối đi của nó qua hình thức là lối đi qua dấu khắc. Và ý nghĩa của khác biệt nói chung sẽ dễ hơn cho chúng ta nếu sự đồng nhất của lối đi đôi ấy hiện rõ hơn. 

Trong cả hai trường hợp, ta phải bắt đầu từ khả năng trung hòa thực thể ngữ âm

Một mặt, yếu tố ngữ âm, cái giới hạn, cái phong phú được cho là dễ nhận biết, sẽ không hiện ra như thế mà không có khác biệt tức đối lập đã tạo hình thức cho chúng. Đấy là ý nghĩa hiển nhiên nhất của lời kêu gọi khác biệt như sự qui giảm thực thể ngữ âm. Ở đây sự xuất hiện và hoạt động của khác biệt giả định một sự tổng hợp nguyên thủy không có bất kỳ tính chất giản đơn tuyệt đối nào có trước nó. Đấy sẽ là dấu tích nguyên thủy. Không một duy trì trong đơn vị tối thiểu của trải nghiệm thời gian, không một dấu tích lưu giữ mặt kia như một bản sao, không có khác biệt nào làm công việc của nó và không ý nghĩa nào xuất hiện. Đó không phải là vấn đề khác biệt được kiến tạo ở đây, đúng hơn, trước mọi quyết định của nội dung, của vận động thuần túy sản sinh khác biệt. Dấu tích (thuần túy) là sự khác biệt. Nó không phụ thuộc bất kỳ sự phong phú giác quan, âm thanh hay hình ảnh, ngữ âm hay đồ họa nào. Ngược lại, nó là điều kiện của sự phong phú đó. Mặc dù nó không tồn tại, mặc dù nó chưa bao giờ là một tồn tại-hiện diện bên ngoài mọi sự phong phú, khả năng của nó, một cách đúng đắn, được đặt trước mọi cái mà ta gọi là dấu hiệu (thụ-hiệu / kí-hiệu, nội-dung / biểu-đạt, v.v), khái niệm hay hoạt động, động cơ hay giác quan. Sự khác biệt này vì thế không hợp lí hơn nhận thức và nó cho phép khớp âm của dấu hiệu giữa chính chúng trong phạm vi cùng một trật tự trừu tượng – ví dụ, một văn bản ngữ âm hay đồ họa – tức giữa hai trật tự biểu đạt. Nó cho phép khớp nối nói và viết – trong ý thức thông tục – vì nó tạo lập sự đối lập siêu hình giữa hợp lý và nhận thức, sau đó là giữa kí-hiệu và thụ-hiệu, biểu đạt và nội dung, v.v. Nếu ngôn ngữ không sẵn là, trong ý thức đó, một văn bản, thì không có khả năng có “kí hiệu” phát sinh; và vấn đề cổ điển về mối quan hệ giữa lời nói và văn bản không thể xuất hiện. Dĩ nhiên, các khoa học thực chứng về nghĩa có thể chỉ mô tả công trình và sự thật về trì-biệt (différance), khả năng tạo khác biệt xác định và hiện diện xác định của chúng. Không thể có một khoa học về tự khác biệt trong hoạt động của nó, cũng như không thể có một khoa học về nguồn gốc tự hiện diện, nghĩa là nói về một phi nguồn gốc nào đó. 

Nó nổi tiếng khi Saussure phân biệt giữa “âm-ảnh" và âm thanh khách quan. Vì thế ông cho mình quyền “tối giản”, trong ý thức hiện tượng học, các khoa học âm học và sinh lý học vào thời điểm ông kiến tạo khoa học ngôn ngữ. Âm-ảnh là cấu trúc hiện diện của âm thanh, là bất cứ thứ gì, trừ bản thân âm thanh. Nó là âm-ảnh, được gọi là kí-hiệu, duy trì cái tên thụ-hiệu không phải cho sự vật mà, chắc chắn (nó được tối giản bởi hành động và chính lí tưởng của ngôn ngữ), mà còn cho “khái niệm”, một ý niệm, không nghi ngờ gì nữa, không hay lắm ở đây; ta hay nêu bật tính chất lý tưởng này của ý thức. “Tôi đề xuất giữ lại từ “dấu hiệu” để chỉ cái toàn thể và để thay thế khái-niệm và âm-ảnh bằng thụ-hiệu và kí-hiệu tương ứng”. Âm-ảnh là những gì được nghe, không phải âm thanh được nghe mà là sự hiện-thính của âm thanh. Hiện-thính là hiện tượng mang tính cấu trúc và thuộc về một trật tự cơ bản không giống với âm thanh thực trong cuộc sống. Ta chỉ có thể chỉ phân chia tính chất khác thể tinh tế nhưng có tính quyết định tuyệt đối bằng việc qui giản hiện tượng học. Cái sau vì thế không thể thiếu đối với mọi phân tích hiện-thính, dù chúng có được truyền cảm hứng bởi ngữ học, phân tâm học, hay những thiên kiến khác hay không.

Giờ thì “âm-ảnh”, hiện diện được cấu trúc của âm thanh, “chất liệu giác quan” được nghiệm sinh và được thông tin bởi khác biệt, cái mà Husserl gọi là cấu trúc vật-chất / hình-vị (hylè/morphé), khác biệt mọi thực tại trần tục, được Saussure gọi là “hình ảnh tâm linh”:“Cái sau (âm-ảnh) không phải là âm thanh vật chất, một thứ vật lý thuần túy, mà là dấu ấn tâm linh của âm thanh, ấn tượng mà nó tạo lên ý thức chúng ta. Âm-ảnh là những cảm biến, và nếu tôi ngẫu nhiên gọi nó là “vật chất”, đó chỉ là trong ý thức ấy, và bằng cách đối lập với nó, với giới hạn kết hợp khác, khái niệm đó nói chung trừu tượng hơn”. Dù từ “tâm linh” có lẽ không thuận tiện, ngoại trừ để rèn luyện tính thận trọng hiện tượng học trong vấn đề này, tính chất nguyên thủy một khu vực nào đó đã được đánh dấu kỹ.

Trước khi định rõ nó, ta hãy lưu ý rằng đây không nhất thiết là điều mà Jakobson và những nhà ngôn ngữ khác có thể phê bình là “quan điểm tâm thần luận”:

Trong các tiếp cận đầu tiên, ngược về Baudouin de Courtenay và những người còn sống, âm vị là âm thanh tưởng tượng tức dự định, đối lập với âm thanh phát ra như một hiện tượng “ngữ âm tâm lý” đối với một sự thực “ngữ âm vật lý”. Nó là sự tương đương tâm lí của âm thanh thể hiện ra bên ngoài.

Do đó, dù ý niệm “tâm ảnh” được định nghĩa (nghĩa là tùy theo theo tâm lý học tiền-hiện tượng về hình ảnh) quả thực thuộc về linh cảm tâm thần luận này, nó có thể được bảo vệ khỏi chủ nghĩa phê phán Jakobson bằng cách định rõ: (i) nó có thể được bảo tồn mà không cần khẳng định “lời nói bên trong của chúng ta bị giam hãm vào những nét khu biệt, vào việc loại trừ nét hình thể tức không cần thiết” (ii) Phẩm chất tâm lý không còn nếu nó chỉ định một hiện thực tự nhiên tương ứng khác, nội và không ngoại. Ở đây hiệu chỉnh Husserl là tối cần thiết và biến đổi thậm chí các tiền đề tranh luận. Hợp phần thực của trải nghiệm sống, cấu trúc vật-chất / hình-vị không phải là một hiện thực. Ví dụ như đối với đối tượng có chủ ý, nội dung hình của ảnh, nó không thực sự thuộc về hoặc trần thế hoặc trải nghiệm sống, nó là hợp phần không thực của trải nghiệm sống. Hình ảnh tâm linh mà Saussure nói đến không phải là một hiện thực bên trong sao chép một hiện thực bên ngoài. Husserl, người phê phán khái niệm “chân dung” này trong Idee cũng chỉ ra trong Krisis rằng hiện tượng học nên vượt qua đối lập tự nhiên mà từ đó tâm lý học và các khoa học khác tồn tại như thế nào – giữa trải nghiệm “nội” và “ngoại”. Do đó điều tối cần thiết là bảo tồn khu biệt giữa âm-thanh-hiện-hữu (le son apparaissant) và diện-mạo-âm-thanh (l'apparaître du son) nhằm thoát khỏi những nhầm lẫn xấu nhất và phổ biến nhất; và chính trong khả năng nguyên tắc để thực hiện nó mà không “nỗ lực vượt qua nghịch lí giữa bất biến và biến thiên bằng cách chỉ định cái trước là nội trải nghiệm và cái sau là ngoại trải nghiệm” (Jakobson). Khác biệt giữa bất biến và biến thiên không phân chia hai khu vực với nhau, nó chia mỗi thứ trong phạm vi chính nó. Điều đó đủ biểu thị rằng ta không thể đọc bản chất âm một cách trực tiếp và trước tiên trong văn bản khoa học thông thường, hay văn bản ngữ âm vật lý-tâm lí.

Khi đề phòng những điều này, ta sẽ thừa nhận rằng chính trong khu vực đặc biệt của dấu ấn và dấu tích này, trong tính chất tạm thời của trải nghiệm sống vốn không thuộc “thế giới này” hay “thế giới kia”, vốn không kêu vang hơn tỏa sáng, không thời điểm hơn địa điểm, thì khác biệt xuất hiện giữa các yếu tố hay đúng hơn sản sinh chúng, khiến chúng lộ diện như thế và kiến tạo văn bản, những chuỗi, và hệ thống các dấu tích. Không thể phác họa những chuỗi và hệ thống này, trừ trong cơ cấu dấu tích tức dấu ấn này. Khác biệt chưa được nghe đến giữa hiện-hữu và diện-mạo (giữa “trần thế” và “trải nghiệm sống” là điều kiện của mọi khác biệt khác, của mọi dấu tích khác, và nó vốn đã là một dấu tích. Vì thế, khái niệm cuối này, một cách tuyệt đối và đúng đắn, “đứng trước” mọi vấn đề khó hiểu về sinh lý học liên quan đến dấu khắc (đơn vị chạm khắc) tự nhiên, hay những mơ hồ siêu hình liên quan đến ý nghĩa của hiện diện tuyệt đối mà dấu tích của nó được mở rộng đến việc giải mã. Dấu tích quả thật là nguồn gốc tuyệt đối của ý thức nói chung. Chung qui, ta có thể lặp lại một lần nữa, là chẳng có nguồn gốc tuyệt đối của ý thức nói chung. Dấu tích là khác biệt mở đến diện mạo và nghĩa. Nói chung khớp nối sống dựa trên không-sống, nguồn gốc của mọi việc lặp, nguồn gốc của lí tưởng, dấu tích không lí tưởng hơn hiện thực, không dễ nhận thức hơn hợp lí, không là ý nghĩa dễ hiểu hơn năng lực hồ đồ, và không khái niệm siêu hình nào có thể mô tả nó.Và huống chi, vì nó đứng trước khu biệt giữa các khu vực tri giác, trước âm thanh cũng như ánh sáng, liệu có một ý thức đang thiết lập một thứ bậc “tự nhiên”, ví dụ giữa dấu ấn-âm thanh và dấu ấn hữu hình ? Ta không nhìn thấy đồ ảnh, ta không nghe được thính ảnh. Ta vẫn chưa nghe được khác biệt giữa tập hợp các tính chất đồng nhất của tiếng nói. Và, khác biệt trong chính những dấu khắc cũng vô hình.

CÁI BẢN LỀ: 

Tôi cho rằng bạn đang nghĩ đến việc tìm một từ giản đơn để chỉ khác biệt và khớp âm. Có lẽ tôi đã tình cờ xác định nó trong từ điển Robert, dù tôi có đôi chút chơi chữ, đúng hơn chỉ ra ý nghĩa đôi của nó. Từ này là brisure (chỗ nối, chỗ nứt) – Bộ phận bị vỡ, nứt. SS. Chỗ vỡ, nứt, khe nứt, đứt đoạn, kẽ nứt, mảnh vỡ - Khớp nối bản lề giữa 2 bộ phận gỗ - hay kim loại. Bản lề, đường nối một cửa chớp” – Roger Laporte.

Nguồn gốc trải nghiệm không gian và thời gian, khác biệt văn bản, cơ cấu dấu tích này cho phép khác biệt giữa không gian và thời gian được khớp biệt, xuất hiện như thế, hợp nhất trong một trải nghiệm (trong một thứ "tương tự" sống ở bên ngoài một thể xác riêng "tương tự"). Khớp biệt này vì thế cho phép chuỗi đồ họa (hữu hình, có tính xúc giác, theo không gian) được thích ứng, đôi khi một cách tuyến tính, với chuỗi nói (ngữ âm, theo thời gian). Ta phải bắt đầu từ chính khả năng ban sơ của tính chất khớp biệt này. Khác biệt là sự khớp biệt. 

Đây là, quả thực, những gì Saussure nói, mâu thuẫn với chương VI: 

“Vấn đề bộ máy phát âm rõ ràng chiếm vị trí thứ cấp trong ngôn ngữ. Một định nghĩa về khớp biệt ngôn ngữ có lẽ khẳng định kết luận trên. Trong tiếng Latin, “articulus” nghĩa là thành viên, bộ phận hay phân đoạn phối hợp; áp dụng cho lời nói, khớp âm định rõ hoặc phân đoạn chuỗi nói là các âm tiết (syllable) hoặc phân đoạn chuỗi ý nghĩa là các đơn vị tạo nghĩa…Sử dụng định nghĩa thứ 2, chúng ta có thể nói những gì là tự nhiên đối với nhân loại không phải ngôn ngữ nói mà là khả năng cấu trúc một ngôn ngữ; ví dụ: một hệ thống dấu hiệu riêng biệt, tương ứng những ý tưởng riêng biệt”.

Ý tưởng “dấu ấn tâm linh” do đó liên quan chủ yếu ý tưởng khớp âm. Không có khác biệt giữa hiện-hữu giác quan và hiện-hữu sống (“dấu ấn tâm thần”), sự tổng hợp tạm thời, cho phép khác biệt xuất hiện trong chuỗi tạo nghĩa, không thể hoạt động. “Dấu ấn” là phương tiện tối giản cũng như lời nói là sự bị động nguyên thủy, nhưng trong ý thức bị động mà mọi ẩn dụ nội tại sẽ mới hé lộ. Tính chất bị động này cũng quan hệ với một quá khứ, đến cái-luôn-sẵn-đó mà không có phản ứng nguyên thủy nào có thể kiểm soát đầy đủ và đánh thức hiện diện. Việc tái khởi động tính bất khả này là bằng chứng hiển nhiên, tuyệt đối về một hiện diện nguyên thủy qui chúng ta về một qúa khứ tuyệt đối. Đó là những gì cho phép ta gọi dấu tích, rằng nó không để chính nó bị tóm lược trong tính chất đơn giản của hiện tại. Quả thật ta có thể phản đối, trong tính chất tạm thời của việc tổng hợp tối giản, dự đoán là tối cần thiết trong chừng mực duy trì. Cả hai chiều kích của chúng không tăng lên mà chiều này hàm ý chiều kia trong một kiểu cách xa lạ. Chắc chắn, điều ước lượng được bảo vệ đáp ứng hiện tại từ việc tự đồng nhất của nó không ít hơn đáp ứng hiện tại duy trì trong dấu tích. Nhưng nếu ước lượng được ưu tiên, sự tối giản của cái luôn-sẵn-đó và tính bị động cơ bản, cái gọi là thời gian sẽ có nguy cơ bị xóa bỏ. Mặt khác nếu dấu tích qui về một qúa khứ tuyệt đối, đó là do nó buộc ta nghĩ về một qúa khứ mà ta không còn hiểu trong hình thức một hiện diện được sửa đổi, như một hiện-tại-qúa-khứ. Vì qúa khứ luôn biểu đạt hiện-tại-qúa-khứ, cái qúa khứ tuyệt đối được duy trì trong dấu tích không còn tương xứng khắt khe với tên “qúa khứ” nữa. Một cái tên nữa để xóa, đặc biệt từ khi những vận động kỳ lạ của dấu tích cho thấy mức tối đa nó có thể triệu hồi: khác biệt trì hoãn-trì hoãn. Với cùng cảnh báo và dưới cùng dấu xóa, ta có thể nói tính chất bị động của nó cũng chính là quan hệ của nó với “tương lai”. Các khái niệm về hiện tại, qúa khứ và tương lai, mọi thứ trong những khái niệm về thời gian và lịch sử vốn ngụ ý chứng tích về chúng – là khái niệm thời gian siêu hình nói chung - không thể mô tả thích đáng cấu trúc dấu tích. Và giải cấu trúc tính chất giản đơn của hiện diện không chỉ chung qui là giải thích về những chân trời hiện diện tiềm năng, quả thực còn là tính chất giản đơn của “biện chứng về dự đoán và duy trì” mà ta sẽ lắp đặt vào trung tâm của hiện tại thay vì vây quanh nó. Đó không phải là vấn đề làm phức tạp cấu trúc thời gian trong lúc bảo tồn tính thuần nhất và tính liên tục cơ bản của nó, bằng chứng minh chẳng hạn hiện tại quá khứ và hiện tại tương lai kiến tạo một cách mới mẻ, hình thức của hiện-tại-đang-tồn-tại bằng cách phân hóa nó, một hình thức hiện tại sống động. Phức tạp như thế, trong cùng hiệu ứng mà Husserl mô tả, kéo dài ra, mặc cho qui giảm trơ tráo hiện tượng học, bằng chứng tích và hiện diện của một mô hình tuyến tính, khách quan, và thông tục. Bây-giờ B được kiến tạo như thế bằng việc duy trì của bây-giờ A và dự đoán của bây-giờ C; mặc mọi vai trò phát sinh từ nó, từ sự kiện mà mỗi trong ba cái “bây-giờ-s” tái sản sinh cấu trúc trong chính nó, mô hình liên tục này sẽ ngăn chặn một bây-giờ-X bằng cách chiếm chỗ bây-giờ A chẳng hạn, và sẽ ngăn chặn, bằng trì hoãn không thể chấp nhận đối với ý thức, một trải nghiệm được quyết định, trong chính hiện tại của nó, bằng một hiện tại mà nó sẽ không đạt tới một cách tức thời mà sẽ “trước” nó một cách đáng kể. Đó là vấn đề hiệu ứng trì hoãn mà Freud đã nói. Tính chất tạm thời mà ông qui đến không thể là cái đem chính nó đến Hiện tượng học về ý thức tức về hiện diện và quả thực có lẽ ta tự hỏi bằng lẽ gì mà mọi thứ trong vấn đề ở đây vẫn gợi về thời gian, về bây giờ, về hiện tại đi trước, về trì hoãn, .v.v.

Trong nghi thức vĩ đại nhất của nó, vấn đề rộng lớn này vì thế sẽ được trình bày có hệ thống: nó là tính tạm thời mô tả bởi Hiện tượng học siêu nghiệm “biện chứng”đến mức có thể, một nền tảng để các cấu trúc, ta hày gọi là các cấu trúc vô thức, của tính tạm thời sẽ sữa đổi một cách dễ dàng? Hay là mô hình hiện tượng học tự nó kiến tạo, như sợi dọc của ngôn ngữ, của logic, chứng tích, của sự đảm bảo cơ bản, bằng sợi ngang chẳng phải của riêng nó? Và – đây là vấn đề khó nhất – cái nào không còn chút trần tục? Vì không chỉ tình cờ mà Hiện tượng học siêu nghiệm của nội-ý-thức-về-thời-gian, quá thận trọng định vị thời gian vũ trụ trong ngoặc đơn, phải, như ý thức và thậm chí như nội ý thức, sống một thời là một kẻ đồng lõa thời thế. Giữa ý thức, nhận thức (nội hay ngoại), và “trần tục”, sự gián đoạn, thậm chí trong hình thức qui giảm tinh tế, có lẽ không thể. 

Đó là trong ý thức “chưa được nghe đến”nhất định mà nói lại ở trong thế tục, có căn nguyên ở tính thụ động mà siêu hình nói chung gọi là tri giác. Vì không có ngôn ngữ phi-ẩn dụ đối lập với các phép ẩn dụ ở đây, ta phải, như ý muốn của Bergson, nhân các phép ẩn dụ đối nghịch nhau. “Ước muốn được tri nhận”, là cách Maine de Biran, với một ý định khác biệt nhẹ nhàng, đặt tên cho từ nguyên âm. Thần ngôn đó được in dấu trước tiên và dấu ấn đó là nguồn viết của ngôn ngữ, biểu thị một cách đảm bảo, thần ngôn đó không phải là một chủ động sáng tạo, yếu tố sáng tạo không ngừng của từ siêu phàm ấy, v.v. Nhưng nó không có nghĩa một bước đơn giản ra ngoài siêu hình học nếu nó không gì hơn là một motif “về với tính hữu hạn”, với “cái chết của Thượng Đế”, v.v, là kết quả của sự vận động này. Chính tính chất khái niệm đó và sự mơ hồ đó cần phải được giải cấu trúc. Chúng thuộc về thuyết bản thể thần học mà họ tranh đấu chống lại. Khác biệt cũng là một cái gì đó khác với tính hữu hạn.

Theo Saussure, tính bị động của lời nói trước hết là quan hệ của nó với ngôn ngữ. Ta không thể phân biệt quan hệ giữa bị động và khác biệt với quan hệ giữa tiềm thức cơ bản của ngôn ngữ (như sự bám rễ trong ngôn ngữ) và khoảng cách (dấu dừng, quảng trống, chấm câu, khoảng lặng, v.v) kiến tạo nguồn gốc của nghĩa. Đó là vì “ngôn ngữ là một hình thức, không là một thực thể”, một cách nghịch lý, tính chủ động của lời nói có thể và phải luôn rút ra từ đó. Nhưng nếu nó là một hình thức thì đó là vì “trong ngôn ngữ chỉ có những khác biệt”. Khoảng cách (lưu ý từ này chứng tỏ sự khớp âm về không gian và thời gian, không-gian-đang-trở-thành của thời-gian và thời-gian-đang-trở-thành của không-gian) luôn khó nhận thức, phi-hiện-tại, và phi-nhận-thức. Như thế, nếu ta có thể vẫn sử dụng biểu đạt ấy một cách phi-hiện-tượng-học, là vì ở đây ta vượt qua chính những giới hạn hiện tượng học. Sơ bản là khỏang cách không thể xuất hiện như thế trong phạm vi trải nghiệm hiện tượng học của một hiện diện. Nó đánh dấu thời gian chết trong phạm vi hiện diện của hiện tại sống, trong hình thức chung của mọi hiện diện. Thời gian chết đang trôi đi. Đó là tại sao, một lần nữa, mặc mọi khởi nguồn rời rạc mà cái-trước có thể mượn cái-sau, khái niệm dấu tích sẽ không bao giờ hợp nhất với hiện tượng học văn bản. Như hiện tượng học về dấu hiệu nói chung, hiện tượng học văn bản là không thể. Không trực giác nào có thể thực hiện ở nơi mà “những khoảng trắng đảm nhiệm vai trò quan trọng" (Lời tựa cuốn Coup de dés).

Giờ có lẽ dễ hiểu hơn tại sao Freud nói về việc trong mơ, đó chính là so sánh với văn bản hơn là với ngôn ngữ, và với linh tự Ai cập hơn là viết ngữ âm. Và để hiểu tại sao Saussure nói về ngôn ngữ mà nó “không là một chức năng của người nói”. Có hoặc không có sự đồng lõa của những tác giả, mọi giả định này phải hiểu thấu đáo hơn là những hoán vị giản đơn của siêu hình hiện diện tức tính chủ quan có ý thức. Đồng thời kiến tạo và dời chỗ, văn bản khác với chủ thể, dù cái sau hiểu theo ý thức gì đi nữa. Ta không bao giờ có thể nghĩ về văn bản dưới ảnh hưởng phạm trù chủ thể; tuy nó được sửa đổi, tuy nó được phú cho ý thức hay tiềm thức, nó vẫn qui về thực thể hiện diện không bị xáo trộn bởi ngẫu nhiên, tức về cùng một tính chất đồng nhất trong hiện-diện tự-quan-hệ, với toàn bộ dòng lịch sử của nó. 

Và dòng lịch sử đó rõ ràng không chảy trong phạm vi những biên giới siêu hình học. Để quyết định X là chủ thể không bao giờ là quá trình qui ước thuần túy, nó không bao giờ là cử chỉ tương đồng tương quan với văn bản. 

Cách quảng khi viết là vắng-mặt-đang-trở-thành và vô-ý-thức-đang-trở-thành của chủ thể. Do vận động lôi-kéo / bắt-nguồn của nó, việc giải phóng dấu hiệu kiến tạo nhằm hồi đáp khát vọng hiện diện. Cái-đang-trở-thành đó - tức lôi-kéo / bắt-nguồn - không xảy ra ở chủ thể chọn nó, tức chủ thể tự cho phép nó bị lôi kéo một cách bị động. Vì quan hệ chủ thể với chính cái chết của nó, điều đang-trở-thành này là kiến tạo tính chủ quan. Trên mọi mức độ của tổ chức đời sống, nói cách khác, của tính kinh tế của cái chết. Mọi tự vị đều có bản chất chúc thư. Và vắng mặt nguyên thủy của chủ thể văn bản cũng là vắng mặt sự vật, tức cái được tham chiếu.

Trong khoảng cách ngang, cái quả thực là chiều kích chính xác tôi đang nói đến lúc này, và nó không đối lập với nó như mặt phẳng đối lập chiều sâu, thậm chí không cần thiết nói rằng khoảng cách cắt, rơi, và làm rơi trong phạm vi vô thức: vô thức chẳng là gì nếu không có ngữ-điệu này và trước khi ngắt-giọng này. Ý nghĩa này được hình thành chỉ trong phạm vi hố sâu khác biệt: của gián đoạn và của trừu tượng, của trệch hướng và bảo tồn những gì không xuất hiện. Bản lề ngôn ngữ là văn bản này, gián đoạn này, có thể, tại một thời điểm nhất định trong phạm vi ngữ học, gia tăng chống lại một định kiến có phần đáng duy trì. Từ bỏ nó, âm vị học quả thực phải từ bỏ luôn mọi khác biệt giữa văn bản và từ nói, và do đó không từ bỏ chính nó, âm vị học, mà đúng hơn là chủ nghĩa âm vị. Những gì Jakobson thừa nhận về mặt này là quan trọng nhất đối với chúng ta: 

Dòng văn nói, liên tục một cách tự nhiên, trước hết đối mặt với lý thuyết toán học về truyền đạt trong tình huống “liên quan đáng kể hơn”(Lí thuyết Toán học về Truyền đạt, Urbana, 1949) trường hợp một tập hợp hữu hạn những hợp phần riêng biệt, như biểu thị bởi văn viết. Tuy nhiên, phân tích ngữ học đã chuyển văn nói thành một chuỗi hữu hạn những đơn vị thông tin cơ bản. Những đơn vị riêng biệt tối hậu này, gọi là “những khu biệt”, sắp đồng thời thành những bó gọi là những “âm vị” , chúng lần lượt móc nối thành những chuỗi. Do đó hình thức ngôn ngữ hiển nhiên có cấu trúc hột và dễ cho mô tả định lượng.”(Linguistique et théorie de la communication).

Bản lề đánh dấu tính bất khả mà một dấu hiệu, sự hòa hợp kí-hiệu và thụ-hiệu, sản sinh trong phạm vi phong phú của một hiện-tại và một hiện-diện tuyệt đối. Đấy là tại sao không có lời nói trọn vẹn, tuy nhiên đa số có lẽ thích khôi phục nó bằng phương tiện tức không có lợi về phân tâm học. Trước khi nghĩ đến qui giảm nó tức khôi phục ý nghĩa của lời nói trọn vẹn vốn tự cho là sự thực, ta phải đặt vấn đề về ý nghĩa và về nguồn gốc của nó một cách vô tư. Đấy là địa hạt còn bàn của dấu tích.

Sao lại là dấu tích ? Điều gì khiến ta chọn từ này ? Tôi đã bắt đầu trả lời câu hỏi này. Nhưng vấn đề này là thế, và bản chất câu trả lời như thế của tôi, rằng vị trí của cái này và của cái kia phải luôn dịch chuyển. Nếu từ và khái niệm tiếp nhận ý nghĩa chỉ trong chuỗi khác biệt, ta có thể chứng minh ngôn ngữ và lựa chọn thuật ngữ của họ, chỉ trong phạm vi một chủ đề (một định hướng không gian) và một chiến lược lịch sử. Vì thế chứng minh này có thể chẳng bao giờ tuyệt đối và dứt khoát. Nó tương ứng với điều kiện ảnh hưởng và giải thích một đắn đo lịch sử. Vì thế, hơn những thứ tôi định nghĩa, một số xác định nhầt định thuộc về hàm ngôn thời nay đã dần áp đặt tôi chọn lựa này. Từ “dấu tích” phải dựa vào một số nhất định những hàm ngôn đương thời mà ảnh hưởng của chúng tôi đã dự định xem xét. Không phải tôi chấp nhận chúng hoàn toàn. Nhưng từ “dấu tích” thiết lập mối nối sáng sủa nhất với chúng và vì thế cho phép tôi bỏ qua những phát triển nhất định vốn chứng minh hiệu lực của chúng trong những lĩnh vực này. Vì thế, tôi liên hệ khái niệm dấu-tích này với những gì là trọng tâm công trình cuối của Emmanuel Levinas và phê bình của ông về bản thể học: liên hệ đến vô-thể cũng là liên hệ đến tha-tính của một qúa khứ vốn chưa bao giờ và có thể chẳng bao giờ được nghiệm sinh dưới dạng nguyên hay dạng sửa đổi của hiện diện (*). Được hòa giải với một khuynh hướng Heidegger ở đây - vì không thuộc tư tưởng Levinas - ý niệm này biểu thị, đôi khi xa rời hàm ngôn Heidegger, sự hủy hoại bản thể học, vốn, trong tận cùng tiến trình, đã quyết định ý nghĩa của tồn tại như hiện diện và ý nghĩa ngôn ngữ là sự liên tục trọn vẹn của nói. Để làm điều ta nghĩ là ta hiểu trở nên bí ẩn bằng những từ “cận kề”, “trực tiếp”, “hiện diện”(xấp xỉ, riêng, và tiền - của hiện diện), là mục đích sau cùng của tôi trong cuốn sách này. Việc giải cấu trúc cái hiện diện này hoàn thiện chính nó qua giải cấu trúc ý thức, và tứ đó qua ý niệm tối giản về dấu tích, như nó hiển hiện trong hàm ngôn Nietzsch và Freud. Và sau cùng, trong mọi lĩnh vực khoa học, nhất là sinh vật học, ý niệm này dường như đang thống trị và bất khả qui.

Nếu dấu tích, hiện tượng sơ khai của “kí ức”, cái mà phải được xét trước đối lập tự nhiên và văn hóa, thú tính và nhân tính, .v.v, thuộc về chính vận động của nghĩa, thì nghĩa được viết một cách tiên nghiệm, dù được khắc hay không, trong hình thức này nọ, với yếu tố “giác quan” và “không gian” gọi là “bên ngoài”. Sơ bản, đầu tiên là khả năng về từ nói, sau là về “đồ họa” trong ý thức hẹp, nơi phát sinh sự “chiếm đoạt”, bị lên án từ Plato đến Saussure, dấu tích này nói chung là việc mở ra của cái ngoại-danh đầu tiên, quan hệ sống bí ẩn với mặt kia của nó và của một cái-bên-trong đối với một cái-bên-ngoài: khoảng cách. Cái-bên-ngoài, ngoại-danh mang tính “không gian” và “khách quan” mà ta tin là ta biết, là thứ thân thuộc nhất trên đời, như chính sự thân thuộc, sẽ không xuất hiện mà không có văn tự (grammé), không có khác biệt như một sự trì hoãn để thích ứng, không có phi hiện diện của mặt kia được khắc ghi trong phạm vi ý thức hiện tại, không có quan hệ với cái chết như cấu trúc cụ thể của hiện tại sống. Ẩn dụ có thể bị cấm. Hiện-diện-vắng-mặt của dấu tích mà ta thậm chí không nên gợi đến sự mơ hồ của nó, đúng hơn là vai trò của nó (vì từ “mơ hồ” đòi hỏi logic hiện diện, thậm chí khi nó không tuân theo logic ấy), chứa những vấn đề mẫu tự và tinh thần, của thể xác và tâm hồn, của mọi vấn đề mà tương đồng cơ bản giữa chúng tôi đã đề cập. Mọi thuyết nhị nguyên, mọi lí thuyêt về sự bất tử của linh hồn tức của tinh thần, cũng như mọi thuyết nhất nguyên, nhà duy linh hay duy vật, biện chứng hay thông tục, đều là đề tài duy nhất của siêu hình học mà toàn bộ lịch sử của nó buộc phải đấu tranh để qui giản về dấu tích. Lệ thuộc của dấu tích vào hiện diện trọn vẹn được tóm tắt trong thần ngôn, tính thứ cấp của văn bản so với lời nói mơ tưởng sự phong phú của nó, đó là những biểu hiện đòi hỏi bởi thuyết bản thể-thần học, quyết định ý nghĩa khảo cổ học và mạt thế học của tồn tại như hiện diện, như tái thế, như cuộc sống không khác biệt : một cái tên khác của cái chết, hoán dụ lịch sử nơi danh xưng của Thượng Đế kềm giữ cái chết. Đấy là tại sao, dù vận động này bắt đầu thời đại của nó trong hình thức chủ nghĩa Plato, nó cũng kết thúc trong siêu hình vô hạn. Chỉ tồn tại vô hạn mới có thể qui giản khác biệt trong hiện diện. Với ý thức đó, danh xưng của Thượng Đế, ít nhất như nó đã tuyên ngôn trong phạm vi chủ nghĩa duy lý cổ điển, là danh xưng của chính sự phiếm định. Chỉ vô hạn thực chứng mới có thể vực dậy dấu tích, “thăng hoa” nó, (Đề xuất gần đây xem “Aufhebung” của Hegel dịch như sự thăng hoa; việc dịch này có thể có giá trị mơ hồ như mọi việc dịch, nhưng tính chất cận kề mới đáng quan tâm ở đây). Vì thế chúng ta không phải nói về một “thành kiến thần học”, hoạt động một cách rời rạc khi đó là vấn đề thuộc về phong phú thần ngôn; thần ngôn như thăng hoa của dấu tích, là thần học. Các thuyết vô hạn luôn là chủ nghĩa dĩ ngôn vi trung, dù chúng có là thuyết sáng tạo hay không. Chính Spinoza đã nói về sự am hiểu – hay thần ngôn – là phương thức vô hạn trực tiếp của một thực thể siêu phàm, thậm chí gọi đó là đứa con bất diệt của thực thể đó như trong Chuyên Luận Ngắn của ông. Cũng với thời đại này, “đạt đến hoàn thành” với Hegel, với thần học những khái niệm tuyệt đối như thần ngôn, mà mọi khái niệm phi-phê phán thừa nhận bởi những nhà ngữ học, thuộc về, ít nhất khu vực mà họ phải thừa nhận – và làm thế nào một khoa học tránh nó ? – Bản án Saussure giới hạn “nội hệ thống ngôn ngữ”. 

Đấy chính xác những khái niệm cho phép loại trừ văn bản : hình ảnh tức đại diện, giác quan và suy đoán, tự nhiên hay văn hóa, tự nhiên và kỹ thuật, v.v. Chúng liên kết mọi khái niệm siêu hình, đặc biệt với chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa khách quan, và quyết định nguồn gốc khác biệt giữa bên-ngoài và bên-trong.

Và trước hết với “khái niệm thời gian thông tục”. Tôi vay mượn biểu đạt này từ Heidegger. Nó chỉ định, ở cuối Tồn tại và Thời gian, một khái niệm thời gian dưới dạng vận động không gian tức hiện tại, và thống trị mọi triết học từ vật lý Aristotle đến logic Hegel. Khái niệm này vốn quyết định mọi bản thể học cổ điển, nó không sinh ra từ sự cẩu thả của nhà triết học tức từ nhầm lẫn lý thuyết. Nó là bản chất của toàn bộ lịch sử phương Tây, của những gì liên kết siêu hình học và thuật ngữ kỹ thuật của nó. Và ta sẽ thấy sau đó nó kết hợp với tính chất tuyến tính của văn bản, và với khái niệm tuyến tính của nói. Thuyết tuyến tính này, không nghi ngờ gì nữa, không thể phân chia từ thuyết âm vị; Nó có thể cất cao tiếng nói vào cùng một khu vực mà văn bản tuyến tính phục tùng theo. Toàn bộ lí thuyết Saussure về “tuyến tính của kí hiệu” được giải thích theo quan điểm này. 

Các thính-hiệu chỉ tùy nghi với chiều thời gian. Những yếu tố của chúng được biểu thị liên tiếp nhau, tạo thành chuỗi. Đặc tính này trở nên hiển nhiên một cách dễ dàng khi chúng được biểu thị trong văn bản…Kí-hiệu, mang tính thính giác, chỉ bộc lộ đúng lúc mà từ đó nó có đặc tính sau: (a) nó biểu đạt một nhịp, và (b) nhịp này có thể đo lường trong một chiều kích đơn; nó là một tuyến. 

Đây là điểm mà Jakobson bất đồng Saussure, một cách quyết định bằng cách thay thế đồng nhất tuyến bằng cấu trúc một ê-kip nhạc, “hợp âm trong âm nhạc”. Điều được đặt thành vấn đề ở đây không phải là xác nhận của Saussure về bản chất thời gian của hàm ngôn mà là khái niệm thời gian hướng dẫn việc xác nhận và phân tích này : thời gian được tiếp nhận như chuỗi tuyến tính, như “kế tiếp”. Mô hình này hoạt động đơn độc và tất thảy đều qua cuốn Giáo trình, nhưng Saussure có vẻ không chắc về nó trong các Phép đảo chữ. Dù sao, giá trị của nó, đối với ông dường như còn phải bàn và đoạn đáng chú ý sau đặt vấn đề còn bỏ ngỏ: 

Những yếu tố cấu thành một từ tiếp sau một từ khác là sự thực mà nó sẽ tốt hơn cho ngôn ngữ học không xem nó không đáng chú ý, vì nó là hiển nhiên, đúng hơn, là sự thực và nó cho ra đời trước một nguyên tắc trung tâm của mọi phản ảnh hữu ích về từ. Trong lĩnh vực đặc biệt vô cùng như lĩnh vực mà tôi sắp bước vào, đó luôn là vì qui luật cơ bản của từ ngữ của con người nói chung mà một vấn đề như thế về cận-kề hoặc không-cận-kề có thể được đặt ra. (Mercure de France, 1964).

Khái niệm thời gian tuyến tính này vì thế là một trong những lập trường sâu sắc nhất của khái niệm dấu hiệu hiện đại trong lịch sử riêng của nó. Vì ở giới hạn mà nó là khái niệm của chính dấu hiệu, và khác biệt này, dù mỏng manh, giữa nghĩa và các mặt thụ-hiệu, vẫn còn ràng buộc với lịch sử bản thể học cổ điển. Quan hệ song song và tương ứng của các mặt tức các bản không thay đổi. Tương phản này, xuất hiện đầu tiên trong logic Stoic, cần thiết cho việc gắn kết các chủ đề kinh viện thống trị bởi thần học vô hạn, ngăn cản chúng ta trang trải món nợ hôm nay cho nó như một bất ngờ hay thuận tiện. Tôi gợi ý điều này ngay lúc đầu, và các lý do giờ đều đã rõ hơn. Dấu hiệu luôn qui về, như về vật nó ám chỉ, một thứ đồ vật, một thực thể được sáng tạo hoặc gì đi nữa, trước hết phải được nghĩ đến và nói đến, khả suy và khả ngôn, trong hiện tại thường trực của thần ngôn siêu phàm và một cách riêng biệt, trong chính hơi thở của nó. Nếu nó liên quan đến lời nói của một sinh vật hữu hạn (được sáng tạo hay không, bất luận trong một thực thể hạ vũ trụ) qua trung gian một tín-hiệu, thụ-hiệu có quan hệ trực tiếp với thần ngôn siêu phàm suy xét nó trong phạm vi hiện diện và không là một dấu tích đối với nó. Với ngữ học hiện đại, nếu kí-hiệu là một dấu tích, thì thụ-hiệu là một ý nghĩa khả suy về nguyên tắc trong phạm vi hiện diện đầy đủ một ý thức trực giác. Mặt thụ-hiệu, trong phạm vi mà nó vẫn được phân biệt một cách nguyên thủy với mặt ý nghĩa, không được xem như là một dấu tích; đúng ra, kí hiệu không nhất thiết nó là gì. Ở tận đáy sâu khẳng định này, phải đặt vấn đề quan hệ giữa ngữ học và ngữ nghĩa học. Tham chiếu ý nghĩa thụ-hiệu khả suy và khả năng này bên ngoài mọi kí-hiệu, vẫn luôn lệ thuộc thuyết bản thể cứu cánh mà tôi vừa gợi đến. Vì thế, chính ý tưởng về dấu hiệu phải giải cấu trúc qua suy ngẫm về văn bản mà nó sẽ hòa hợp, như nó phải thế, với tháo gỡ lí thuyết bản thể-thần học, lặp đi lặp lại chính xác trong cái toàn thể của nó và khiến nó không bền vững trong hầu hết các chứng tích vững chắc. Ta cần được dẫn dắt đến điều này, ngay lúc dấu tích tác động toàn bộ dấu hiệu ở cả hai mặt của nó. Thụ-hiệu, một cách căn nguyên và chính yếu (không chỉ đối với một tâm linh được sáng tạo và hữu hạn), là dấu tích, và cái vẫn luôn ở vị trí kí-hiệu, là giả định rõ ràng ngây thơ mà trong phạm vi đó siêu hình học của thần ngôn, của hiện diện và ý thức, phải phản ảnh lên văn bản như cái chết và nguồn sống của nó. 

(*): có tham khảo Hà Hữu Nga.

- chữa lại chữ cổ-bản của Hà Hữu Nga bằng chữ sơ-bản (arche-writing).
- linguistics: ngữ học.
- linguistic sign: ngữ-hiệu.
- signified: thụ hiệu.
- articulation: khớp biệt
- graphic sign: đồ hiệu

Phan Biên dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét