Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

TẢN MẠN GIẢI CẤU TRÚC

Bài viết đã đăng cách đây 3 năm.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CN GIẢI CẤU TRÚC
 (DECONSTRUCTIONISM)

The movements of deconstruction do not destroy structures from the outside. They are not possible and effective, nor can they take accurate aim, except by inhabiting those structures. Inhabiting them in a certain way, because one always inhabits, and all the more when one does not suspect it.

- Các trào lưu giải cấu trúc không phá hủy cấu trúc từ bên ngoài. Chúng bất khả và vô hiệu cũng như không đạt mục đích xác đáng, ngoại trừ bằng cách sống với những cấu trúc này. Sống với chúng bằng cách nào đó, vì ta luôn cư trú, và tốt hơn hết khi ta không hoài nghi chúng.

And the reading must always aim at a certain relationship, unperceived by the writer, between what he commands and what he does not command of the patterns of the language that he uses. 

- Việc đọc phải luôn nhằm đến quan hệ nào đó, mà tác giả không nhận biết, giữa điều họ kiểm soát và không kiểm soát các mô hình ngôn ngữ được sử dụng. 

Therefore a sign is anything which determines something else (its interpretant), to refer to an object to which itself refers (its object) in the same way, the interpretant becoming in turn a sign, and so on ad infinitum. ([Peirce, Collected Papers] 2.300). 

- Do đó dấu hiệu không chỉ là bất cứ cái gì quyết định một cái gì khác (sự diễn giải của nó), để chỉ đến một đối tượng, mà chính đối tượng này cũng chỉ (đến đối tượng của nó) cùng một cách, diễn giải này đến lượt nó cũng trở thành một dấu hiệu, và cứ thế đến vô tận. 

A tragedy, then, is the imitation of an action that is serious and also, as having magnitude, complete in itself; in language with pleasurable accessories, each kind brought in separately in the parts of the work; in a dramatic, not in a narrative form; with incidents arousing pity and fear, wherewith to accomplish its catharsis of such emotions. 

- Bi kịch là ở việc mô phỏng một hành động nghiêm túc và hoàn thành trong chính nó, như thể nó trọng đại trong ngôn ngữ của những kẻ lấy sự đồng lõa làm vui, mỗi thứ ấy dự phần vào tác phẩm, một cách kịch nghệ mà không phải là hình thức tường thuật, với những tình tiết khơi dậy lòng thương xót và nỗi sợ, những thứ đó nhằm hoàn thiện sự phấn kích của chúng với những cảm xúc như thế.                               
                                
Semiology would show what constitutes signs, what laws govern them. Since the science does not yet exist, no one can say what it would be; but it has a right to existence, a place staked out in advance 

- Dấu hiệu học chỉ ra những gì kiến tạo nên dấu hiệu, những gì chi phối chúng. Vì khoa học lúc đó chưa tồn tại, không ai có thể nói điều gì sẽ xảy ra, nhưng nó có quyền tồn tại, một vị trí chuẩn mực cho tiến bộ. 

Nietzschean affirmation, that is the joyous affirmation of the play of the world and of the innocence of becoming, the affirmation of a world of signs without fault, without truth, and without origin which is offered to an active interpretation. 

- Khẳng định Nietzche, một khẳng định hân hoan về vai trò của thế giới và về tính ngây thơ khả dĩ, khẳng định về một thế giới của dấu hiệu, không khuyết điểm, không sự thực, và không căn nguyên bi đẩy đến một sự diễn giải chủ động

Of Grammatology (1967) is an examination of the relation between speech and writing, and it is an investigation of how speech and writing develop as forms of language. Derrida argues that writing has often been considered to be derived from speech, and he says that this attitude has been reflected in many philosophic and scientific investigations of the origin of language. He says that the tendency to consider writing as an expression of speech has led to the assumption that speech is closer than writing to the truth or logos of meaning and representation. He explains that the development of language occurs through an interplay of speech and writing and that because of this interplay, neither speech nor writing may properly be described as being more important to the development of language. 

- Văn tự học là khảo sát quan hệ giữa nói và văn bản, và đây là nghiên cứu làm thế nào nói và văn bản phát triển như các hình thức ngôn ngữ. Derrida lý luận văn bản thường được xem như phát sinh từ nói, và quan điểm này đã được phản ảnh trong nhiều nghiên cứu triết học và khoa học về nguồn gốc ngôn ngữ. Ông nói khuynh hướng xem văn bản như một sự biểu đạt của nói đã dẫn đến giả định nói gần với sự thật hoặc thần ngôn hơn văn bản về ý nghĩa và đại diện. Ông lý giải sự phát triển ngôn ngữ diễn ra qua việc tác động qua lại giữa nói và văn bản và vì vai trò trung gian này, cả nói lẫn văn bản đáng được xem là quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ. 

Of Grammatology is divided into two parts. Part I is entitled:Writing before the Letter, and Part II is entitled: Nature, Culture, Writing.Part I describes traditional views of the origin of writing, and explains how these views have subordinated the theory of writing to the theory of speech. Part II uses this explanatory method to deconstruct various texts in such fields as linguistics (Saussure’s Course in General Linguistics), anthropology (Lévi-Strauss’s Tristes Tropiques), and philosophy (Rousseau’s Essay on the Origin of Languages). 

- Văn tự học chia làm 2 phần. Phần I: Văn bản trước khi có Mẫu tự, và phần II: Tự nhiên, văn hóa, Văn bản. Phần I mô tả quan điểm truyền thống về nguồn gốc văn bản và lý giải làm thế nào những quan điểm này khiến lý thuyết văn bản phụ thuộc lý thuyết nói. Phần II dùng pp lý giải này để hủy-tạo những văn bản khác nhau trong những lĩnh vực như ngữ học, nhân chủng học, triết học. 

Logocentrism is the attitude that logos (the Greek term for speech, thought, law, or reason) is the central principle of language and philosophy.Logocentrism is the view that speech, and not writing, is central to language. Thus, grammatology (a term that Derrida uses to refer to the science of writing) can liberate our ideas of writing from being subordinated to our ideas of speech. Grammatology is a method of investigating the origin of language which enables our concepts of writing to become as comprehensive as our concepts of speech. 

- Quan điểm dĩ ngôn vi trung cho rằng thần ngôn (thuật ngữ Hy lạp: nói, tư tưởng, luật pháp, hay lý trí) là nguyên tắc trung tâm của ngôn ngữ và triết học. Chủ nghĩa dĩ ngôn vi trung là quan điểm cho rằng nói, không phải văn bản, là trung tâm ngôn ngữ. Vì thế, văn tự học (thuật ngữ Derrida dùng để chỉ về khoa học văn bản) có thể giải phóng mô hình văn bản khỏi lệ thuộc mô hình nói. Văn tự học là một phương pháp nghiên cứu căn nguyên ngôn ngữ cho phép những khái niệm văn bản của ta dễ hiểu như khái niệm nói. 

According to logocentrist theory, speech is the original signifier of meaning, and the written word is derived from the spoken word. The written word is thus a representation of the spoken word. Logocentrism asserts that language originates as a process of thought that produces speech, and it asserts that speech produces writing. 

- Theo thuyết dĩ ngôn vi trung, nói là dấu hiệu nghĩa nguyên thủy, và từ viết là phát sinh từ từ nói. Từ viết do đó biểu đạt cho từ nói. Dĩ ngôn vi trung khẳng định ngôn ngữ khởi nguồn như một quá trình tư tưởng sinh lời nói, và khẳng định nói sinh văn bản.

Logocentrism is promoted by the theory that a linguistic sign consists of a signifier which derives its meaning from a signified idea or concept. Logocentrism asserts the exteriority of the signifier to the signified. Writing is conceptualized as exterior to speech, and speech is conceptualized as exterior to thought. However, if writing is only a representation of speech, then writing is only a signifier of a signifier. Thus, according to logocentrist theory, writing is merely a derivative form of language which draws its meaning from speech. The importance of speech as central to the development of language is emphasized by logocentrist theory, but the importance of writing is marginalized. 

- Dĩ ngôn vi trung được nâng cấp bằng lý thuyết, rằng ngữ hiệu chứa đựng dấu hiệu phát sinh nghĩa của nó từ ý tưởng hoặc khái niệm được qui chiếu. Dĩ ngôn vi trung khẳng định tính cách bên ngoài của dấu hiệu đối với qui chiếu. Văn bản được khái niệm hóa như bề ngoài đối với nói, và nói được khái niệm hóa như bề ngoài của tư tưởng. Tuy nhiên, nếu văn bản chỉ biểu đạt nói, thì văn bản chỉ là dấu hiệu của dấu hiệu. Vì thế, theo dĩ ngôn vi trung , văn bản chỉ đơn thuần là hình thức phát sinh của ngôn ngữ kéo theo nghĩa của nó từ nói. Sự quan trọng của nói như trung tâm đối với sự phát triển của ngôn ngữ được nhấn mạnh bởi dĩ ngôn vi trung, trong khi tầm quan trọng của viết bị cách ly khỏi phát triển xã hội. 

A signifier may be either interior or exterior to other signifiers, according to their relation to the signified. Logocentrism asserts that speech has a quality of interiority, and that writing has a quality of exteriority. However, Derrida argues that the play of difference between speech and writng is the play of difference between interiority and exteriority. Writing cannot be fully understood if it is viewed merely as an external representation of speech. Logocentrism is inadequate if we want to understand the full importance of writing. 

- Một kí-hiệu có thể hoặc là bên trong hoặc là bên ngoài đối với những kí-hiệu khác, theo quan hệ của chúng với thụ hiệu. Dĩ ngôn vi trung khẳng định nói có đặc tính bên trong và văn bản có đặc tính bên ngoài. Tuy nhiên Derrida lý luận rằng vai trò khác biệt giữa nói và văn bản là vai trò khác biệt giữa bên trong và bên ngoài. Văn bản không thể được hiểu đầy đủ nếu nó được xem đơn thuần như biểu đạt bên ngoài của nói. Dĩ ngôn vi trung là không thỏa đáng nếu ta muốn hiểu vai trò đầy đủ của văn bản. 

The play of difference between interiority and exteriority reveals that writing is both exterior and interior to speech and that speech is both interior and exterior to writing. This play of difference between speech and writing also means that interiority and exteriority are erased. The outside is, and is not, the inside. Outside and inside become inadequate concepts to describe either speech or writing. 

- Vai trò khác biệt giữa nội-tính và ngoại-danh bộc lộ văn bản vừa là bên ngoài vừa là bên trong đối với nói và nói cũng vừa là bên ngoài vừa là bên trong đối với văn bản. Vai trò khác biệt giữa nói và văn bản cũng có nghĩa nội-tính và ngoại-danh bị xóa. Cái bên ngoài là, và không là, cái bên trong. Bên ngoài và bên trong trở nên những khái niệm không tương xứng mô tả hoặc nói hoặc văn bản. 

According to logocentrist theory, speech may be a kind of presence, because the speaker is simultaneously present for the listener, but writing may be a kind of absence, because the writer is not simultaneously present for the reader. Writing may be regarded by logocentrist theory as a substitute for the simultaneous presence of writer and reader. If the reader and the writer were simultaneously present, then the writer would communicate with the reader by speaking instead of by writing. Logocentrism thus asserts that writing is a substitute for speech, and that writing is an attempt to restore the presence of speech.

- Theo dĩ ngôn vi trung, nói có lẽ là một loại hiện diện, vì người nói đồng thời hiện diện đối với người nghe, nhưng văn bản có lẽ là một loại vắng mặt, vì người viết không đồng thời hiện diện đối người đọc. Dĩ ngôn vi trung có lẽ xem văn bản như một sự thay thế sự hiện diện đồng thời của người viết và người đọc. Nếu kẻ đọc và người viết đồng thời hiện diện, thì người viết sẽ truyền đạt với người đọc bằng nói thay vì văn bản. Dĩ ngôn vi trung vì thế khẳng định văn bản là một sự thay thế cho nói, và văn bản là một cố gắng khôi phục sự hiện diện của nói. 

Logocentrism is described by Derrida as a metaphysics of presence, which is motivated by a desire for a transcendental signified. A transcendental signified is a signified which transcends all signifiers, and is a meaning which transcends all signs. A transcendental signified is also a signified concept or thought which transcends any single signifier, but which is implied by all determinations of meaning. 

- Derrida mô tả dĩ ngôn vi trung như siêu hình hiện diện, có động lực ở khát vọng về một đối tượng tiên nghiệm. Thụ-hiệu tiên nghiệm đi trước mọi kí-hiệu, và là ý nghĩa đi trước mọi dấu hiệu. Thụ-hiệu tiên nghiệm cũng là khái niệm hay tư tưởng được kí hiệu, nó đi trước bất kỳ kí-hiệu đơn nào, nhưng được ám chỉ bằng mọi xác quyết của nghĩa. 

The transcendental signified may be deconstructed by an examination of the assumptions which underlie the metaphysics of presence. For example, if presence is assumed to be the essence of the signified, then the proximity of a signifier to the signified may imply that the signifier is able to reflect the presence of the signified. If presence is assumed to the essence of the signified, then the remoteness of a signifier from the signified may imply that the signifier is unable, or may only be barely able, to reflect the presence of the signified. This interplay between proximity and remoteness is also an interplay between presence and absence, and between interiority and exteriority. 

- Thụ hiệu siêu nghiệm có thể được giải cấu trúc bằng việc khảo sát giả định lớp dưới của siêu hình về hiện diện. Ví dụ, nếu hiện diện được giả định như bản chất của thụ hiêu, thì cận tính của dấu hiệu đối với qui chiếu có thể ám chỉ rằng dấu hiệu có thể phản ảnh hiện diện của thụ hiệu. Nếu hiện diện được giả định như bản chất của thụ hiệu, thì viễn tính của hiệu đối với thụ hiệu có thể ám chỉ rằng dấu hiệu là không thể, hoặc ít khả năng, phản ánh hiện diện của thụ hiệu. Vai trò trung gian giữa cận và viễn này cũng là vai trò trung gian giữa hiện diện và vắng mặt, giữa nội-tính và ngoại-danh. 

Differance is a term which Derrida uses to describe the origin of presence and absence. Differance is indefinable, and it annot be explained by the metaphysics of presence. In French, the verb différer means both to defer? and to differ. Thus, differance may refer not only to the state or quality of being deferred, but to the state or quality of being different. Differance may be the condition for that which is deferred, and it may be the condition for that which is different. Differance may be the condition for difference. 

- Trì-biệt là thuật ngữ Derrida sử dụng mô tả nguồn gốc của hiện diện và vắng mặt. Không thể định nghĩa được trì-biệt, và cũng không thể lý giải bằng siêu hình hiện diện. Trong tiếng Pháp, động từ “différer” vừa là “trì hoãn” vừa là “tạo dị biệt”. Vì thế, trì-biệt có thể không chỉ qui về trạng thái hay phẩm chất bị trì hoãn, mà là trạng thái hay phẩm chất của một sự dị biệt. Trì-biệt có thể là điều kiện mà đối với nó, nó bị trì hoãn, và có lẽ là điều kiện mà đối với nó, nó là sự dị biệt. Trì biệt có thể là điều kiện cho khác biệt. 

Derrida explains that differance is the condition for the opposition of presence and absence. Differance is also the hinge between speech and writing and between inner meaning and outer representation. 

- Derrida lý giải trì-biệt là điều kiện của đối lập về hiện diện và vắng mặt. Trì-biệt cũng là “cái bản lề” giữa nói và văn bản và giữa ý nghĩa bên trong và đại diện bên ngoài. 

The term arche-writing is uded by Derrida to describe a form of language which cannot be conceptualized within the metaphysics of presence. Arche-writing is an original form of language which is not derived from speech. Arche-writing is a form of language which is unhindered by the difference between speech and writing. Arche-writing? is also a condition for the play of difference between written and non-written forms of language. 

- Derrida dùng thuật ngữ sơ-bản để mô tả một hình thức ngôn ngữ không thể khái niệm hóa trong phạm vi siêu hình hiện diện. Sơ bản là hình thức nguyên thủy của ngôn ngữ không phát sinh từ nói. Cổ bản là hình thức ngôn ngữ không bị cản trở bởi khác biệt giữa nói và văn bản. Sơ bản cũng là điều kiện cho vai trò khác biệt giữa hình thức ngôn ngữ viết và không

-Derrida contrasts the concept of arche-writing with the vulgar concept of writing. The vulgar concept of writing, which is proposed by the metaphysics of presence, is deconstructed by the concept of arche-writing. 

- Derrida nêu tương phản giữa khái niệm sơ-bản và khái niệm thông tục về văn bản. Khái niệm thông tục về văn bản, được đưa ra bởi siêu hinh hiện diện, được giải cấu 'trúc bằng khái niệm sơ-bản.

Derrida criticizes the linguistic theory of Ferdinand de Saussure and the structuralist theory of Claude Lévi-Strass for promoting logocentrism. Derrida criticizes Saussure for saying that the purpose for which writing exists is to represent speech. According to Saussurean linguistics, the articulation of spoken language depends on a mechanism (which Derrida calls a hinge?) by which ideas are connected to sound-images, and the articulation of written language depends on a mechanism by which written words are connected to spoken words.

- Derrida phê bình thuyết ngữ học của F.Saussure và thuyết cấu trúc của C. Levi-Strass là đề cao dĩ ngôn vi trung. Derrida phê bình Saussure vì cho rằng mục đích để viết tồn tại là đại diện nói. Theo ngôn ngữ học Saussure, sự khớp nối ngữ âm của ngôn ngữ nói phụ thuộc vào một cơ cấu (mà Derrida gọi là “cái bản lề”) mà từ đó các ý tưởng được kết nối vào âm thanh-hình ảnh, và sự khớp nối của ngôn ngữ viết này phụ thuộc cơ cấu mà từ đó từ viết được kết nối vào từ nói. 

Derrida criticizes Saussure’s theory of language for promoting both logocentrism and phonocentrism. Derrida argues that writing may be either phonetic or non-phonetic. Non-phonetic writing may be pictorial, ideographic, or symbolic. Writing may also have a multi-dimensional structure which may not be subordinated to the temporality of sound.6 Writing as a linear realization of vocalization may be conceptualized as an unfolding of a kind of presence, and Saussure’s theory of language may therefore be described as a metaphysics of presence. Saussure teaches that spoken language is a process by which ideas are connected with sound-images, but Derrida explains that a single phonetic signifier may have multiple phonetic values and that these phonetic values may have a range of variation. Derrida argues that Saussure does not consider the range of differences which may occur between phonetic signifiers, and that Saussure?Ts theory of language is inadequate to describe the play of difference between speech and writing. Thus, grammatology deconstructs the theory of the relation between spoken and written language which is promoted by Saussure, and instead explores the true symbolic power of writing. 

- Derrida phê bình lý thuyết ngôn ngữ Saussure là đề cao dĩ ngôn vi trung và chủ nghĩa âm vị. Ông lập luận viết có lẽ hoặc ngữ âm hoặc không-ngữ âm. Viết không-ngữ âm có thể là tranh ảnh, tượng ý hoặc biểu tượng. Viết có thể cũng có cấu trúc đa chiều mà nó có lẽ không phụ thuộc tính tạm thời của âm thanh. Viết như là một thực hành tuyến tính về phát âm có thể được khái niệm hóa như một sự biểu lộ về một loại hiện diện, và thuyết ngôn ngữ Saussure có thể vì thế được mô tả như siêu hình về hiện diện. Saussure dạy rằng ngôn ngữ nói là một quá trình mà từ đó các ý tưởng kết nối với âm thanh-hình ảnh, nhưng Derrida lý giải một dấu hiệu ngữ âm đơn có thể có nhiều giá trị ngữ âm và những giá trị ngữ âm lại có cả dãi biến thiên. Derrida lập luận rằng Saussure không xem xét dãy khác biệt có thể xuất hiện giữa các dấu hiệu ngữ âm, và lý thuyết ngôn ngữ Saussure không thỏa đáng mô tả vai trò khác biệt giữa nói và viết. Vì thế, văn tự học giải cấu trúc lý thuyết về quan hệ giữa ngữ ngữ nói và viết, được đề cao bởi Saussure, thay vì thám sát quyền lực mang tính biểu tượng thực sự của văn bản.. 

Derrida criticizes Lévi-Strauss for not adequately recognizing that logocentrism may promote ethnocentrism. Derrida argues that logocentrism may promote ethnocentrism if it encourages the retelling of myths about the origin of language and if it promotes misunderstanding of the relation between speech and writing. Derrida also argues that the structuralist approach to anthropology may encourage ethnocentrism if it is mainly concerned with comparing different cultures according to their use of writing. An unbiased approach to cultural anthrology must recognize that the use of writing may in some cases become a form of cultural or social domination, by which those who use writing may attempt to subjugate those who do not use writing. 

- Derrida phề bình Levi-Strauss là không thỏa đáng khi thừa nhận dĩ ngôn vi trung có thể đề cao chủ nghĩa vị chủng. Ông lý luận dĩ ngôn vi trung có thể đề cao chủ nghĩa vị chủng nếu nó khuyến khích việc sửa đổi truyền thuyết về căn nguyên ngôn ngữ và nếu nó đề cao sự bất hòa về quan hệ giữa nói và văn bản. Derrida cũng lý luận rằng chủ nghĩa cấu trúc tiếp cận nhân loại học có thể khuyến khích chủ nghĩa vị chủng nếu nó chỉ kết nối với các nền văn hóa cao thấp dựa vào ứng dụng viết của họ. Sự tiếp cận không thành kiến đối với văn hóa nhân loại phải thừa nhận việc sử dụng viết trong vài trường hợp có thể trở thành hình thức văn hóa hoặc thống trị xã hội, bằng cách đó người sử dụng văn bản có thể gắng thử khuất phục người không sử dụng văn bản. 

Derrida provides an extended commentary on Rousseau’s Essay on the Origin of Languages in order to investigate Rousseau’s theory that writing is a supplement to speech. Derrida criticizes Rousseau’s statement that writing is nothing but a representation of speech. Derrida explains that the function of writing is not merely to substitute for the presence of speech, and that writing is not merely an effort to recover a missing or lost presence. Writing is not merely a kind of absence, which must reappropriate a kind of presence from other forms of language in order to restore presence to itself. 

- Derrida dẫn chứng chú thích mở rộng từ Essay on the Origin of languages của Rousseau để nghiên cứu lý thuyết Rousseau, rằng văn bản là bổ sung cho nói. Derrida phê phán tuyên bố Rousseau, cho rằng văn bản không gì hơn là biểu đạt cho việc nói. Ông lý giải chức năng văn bản không đơn thuần thay thế sự hiện diện của nói, và văn bản không đơn thuần một nỗ lực để bù đắp thiếu sót hay một sự hiện diện đã mất. Văn bản không đơn thuần là một loại vắng mặt phải tái chiếm một loại hiện diện từ những hình thức ngôn ngữ khác để hoàn trả hiện diện cho chính nó. 

According to Rousseau, writing may become a dangerous supplement if it is used as a substitute for speech. Writing may subvert any meaning which may be intended by speech. The substitution of writing for speech also implies that speech is closer than writing to the original nature of language. Thus, Rousseau argues that writing may corrupt the original nature of language. 

- Theo Rousseau, văn bản có thể trở thành một bổ sung nguy hiểm nếu nó được sử dụng như một sự thay thế cho nói. Văn bản có thể phá hoại bất kỳ ý nghĩa nào được dự định nói ra. Sự thay thế văn bản cho nói này cũng hàm ý rằng nói gần với nguồn gốc tự nhiên của ngôn ngữ hơn văn bản. Do đó, Rousseau lý luận văn bản có thể làm sai lạc nguồn gốc tự nhiên của ngôn ngữ. 

However, Derrida argues that even if writing is viewed as a supplement to speech, writing may still add meaning to speech, and it may still provide a kind of presence. However, if writing is viewed as merely a supplement to speech, then it may be viewed as merely an external addition to speech. 

- Tuy nhiên, Derrida lý luận là thậm chí nếu văn bản được xem như sự bổ sung cho nói, thì văn bản vẫn có thể bổ sung nghĩa cho nói, và nó vẫn qui định một loại hiện diện. Tuy nhiên, nếu xem văn bản đơn thuần là sự bổ sung cho nói, thì đó là sự bổ sung từ bên ngoài. 

The argument that writing is a supplement to speech may also suggest that there is a loss of presence in speech which must be supplemented by writing. If an absence expands within the presence of speech, then writing may become a means of recovering whatever presence is lacking. Thus, writing cannot properly be viewed merely as absence, just as speech cannot properly be viewed merely as presence. Speech may occur within writing, and writing may occur within speech. 

- Lý luận văn bản bổ sung cho việc nói có thể gợi ý rằng có một sự mất mát hiện diện trong nói được bổ sung bằng viết. Nếu vắng mặt trải rộng trong phạm vi hiện diện của nói, thì viết có thể trở thành một phương tiện bù đắp mọi thứ mà sự hiện diện bị thiếu hụt. Vì thế, văn bản không thể xem một cách thích đáng như sự vắng mặt, cũng như nói không thể xem đơn thuần như sự hiện diện. Nói có thể xuất hiện trong văn bản, và văn bản có thể xuất hiện trong nói. 

Derrida also explains that writing may occur either before or after speech. Writing may in some cases express a passion or need which exists prior to speech. The cry of passion, or the cry of need, may be articulated by singing, shouting, gesturing, speaking, and by writing. 

- Derrida cũng lý giải rằng văn bản có thể xuất hiện hoặc trước hoặc sau nói. Văn bản có thể trong vài trường hợp biểu đạt một đam mê hay cần thiết, tồn tại trước nói. Kêu gào đam mê, hay kêu gào sự cần thiết, có thể được khớp nối bằng hát, la hét, điệu bộ, phát ngôn, và bằng văn bản. 

------------


Bài viết bổ sung ngày 5/10/13 trên một trang mạng.



Mấy hôm nay tớ truy vấn lại Giải cấu trúc, tìm được một vài điều mới mẻ. Tớ còn phải phân vân về cái từ Ngữ Pháp học (Of Grammatology). Đây là bản dịch tớ rất quí, vì đó là thử sức đầu tiên của tớ khi trở lại tiếng Anh và cũng là để có một cái gì đó để...suy nghĩ. Một số tác giả dịch khác cụm từ Grammatology mà ngay khi đọc tớ cũng chưa tìm hiểu kĩ nên cứ tạm gọi là ngữ pháp học (vì nghe cũng...hay hay). Cái từ này thực ra nó luôn nhắc nhở tớ về mặt ngữ pháp khi dịch tiếng Anh sang tiếng Việt. Tuy nhiên độ sai lệch này cũng chứng minh tinh thần của Giải cấu trúc, nó chấp nhận sai lệch như một hướng sáng tạo, mà nhờ đó tớ đã tìm về một lối viết Thư pháp chữ Quốc ngữ chẳng hạn. Nếu chữ Hán có 8 nét cơ bản thì chữ Quốc ngữ của chúng ta chỉ cần 3 nét cơ bản. Đấy là từ một quá trình "giải cấu trúc chữ Quốc ngữ" (bài đã đăng trên box tiếng Việt này). Có thì giờ tớ sẽ tạo một phông chữ Thư pháp Quốc ngữ:



Trở lại vấn đề, tớ liệt kê một số cái tên nổi bật của một số tác giả:

Văn-fạm luận của Nguyễn Quỳnh trên trang tienve.
Văn tự học, tớ thấy Khổng Đức dùng chữ này, tuy nhiên nó có nguồn gốc Trung Quốc, nghĩa là được phiên âm từ Hán sang Việt. Chữ này tớ thấy chính xác nhất.
- Nguyên bản học của Hà Hữu Nga.

Tất thảy những cụm từ này đều là cái mà Derrida gọi là dấu-tích (trace) của từ Of Grammatology nói riêng và toàn bộ văn bản của nó nói chung. Có một bản dịch của Dương Thắng gọi trace là "vệt", có thể biểu diễn như sau:

Grammatology (ngữ pháp học, văn-fạm luận, văn tự học, nguyên bản học...): kéo dài như một cái bóng (vệt) vậy.

Vệt hay dấu-tích cũng gần với cái gọi là trì-biệt (differance - các dịch giả cũng gọi bằng nhiều tên khác nhau). Tuy nhiên, trì-biệt là có mục đích hơn dấu-tích, được cho là phi-mục-đích (unmotivated) đối với nguyên bản.

Of grammatology có nhiều thuật ngữ, khái niệm triết, một trong những khái niệm đó là Dấu Hiệu học.Tớ dự định dịch xong dấu hiệu học của Daniel Chandler sẽ quay lại với Giải cấu trúc, nhưng rồi lại lạc sang Thư pháp Quốc Ngữ, linh tinh các thứ rồi tới cả D &G gần đây. Nhưng cũng nhờ thế mà trình độ dịch thuật của tớ cũng thăng tiến. Mặc dù đối với Giải cấu trúc có thể chấp nhận những sai lạc dịch thuật, nhưng tớ vẫn muốn có những tiêu chuẩn về dịch thuật hơn. Bạn nào không chấp nhận những tiêu chuẩn này thì đừng có hòng TRÍCH DẪN văn bản của người khác, nhất là các tác giả nước ngoài nhé. Cũng vì không ai chịu ai và không có những tiêu chuẩn dịch thuật nói riêng và học thuật nói chung mà rất ít người có được những văn bằng ở trong nước và bằng tiếng Việt. Nghi ngờ về văn bản dịch thuật cũng là những dấu-tích trong tư duy mà giới học thức Việt Nam đã truyền lại cho sinh viên học sinh. Người ta không còn tin vào nền học thuật nước nhà. Cho dù về học thuật có sai biệt thì đã gọi là nền học thuật, chí ít họ cũng phải thống nhất trước và hiệu chỉnh sau.

Có một học giả Việt kiều hết sức uyên bác với lối hành văn đặc dị là Ông Nguyễn Quỳnh. Ngoài một số thuật ngữ rất chuẩn xác, rất khó chấp nhận một thứ tiếng Việt "vỡ vụn" như thế. Tiếng Việt vốn rời rạc nhưng sự rời rạc này giúp tiếng Việt uyển chuyển hơn. Tớ cũng đã có ý tưởng dùng dấu cách "-" để dễ phân biệt các cụm từ nhưng thấy không cần thiết. Thứ nhất vì dấu cách sẽ cản trở đến việc viết, thứ đến là ta có thể sử dụng một số tiện tích số, như dùng chữ nghiêng hay đậm, gạch dưới...để tách biệt cụm từ với toàn bộ đoạn văn chẳng hạn. Ý tôi là phải diễn giải văn bản đến mức không thể diễn giải được nữa, nghĩa là đến những đơn vị nghĩa, là tối giản với ưu thế ghi âm hoàn hảo của chữ Quốc ngữ, đồng thời bổ sung bằng một số hình thức diễn giải khác, như bằng hình ảnh hoặc bằng SẮP ĐẶT NGHĨA như tôi đã trình bày ở trên. Chẳng hạn như từ lượng tử mà Ông Nguyễn Quỳnh cho là sai lạc hoàn toàn. Tôi cũng đồng ý với từ lưỡng tử của ông chính xác hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhận định của Saussure, ngôn ngữ có tính chất "võ đoán" (arbitrary). Chữ võ đoán này trước có thể nói là tôi hiểu, nhưng rồi qua Văn Tự học (từ nay tớ sẽ dùng cụm từ này thay cho Ngữ Pháp học) tôi chẳng hiểu "võ đoán" là gì sất, có phải là nó đối lập với tự nhiên không? Nhưng với từ "tự-định" thì có vẻ đã sáng tỏ hơn. Không phải tất thảy các cụm từ của Ông Nguyễn Quỳnh đều như thế (hoặc là do chúng ta chưa quen). Có thể nói là ông hơi lạm dụng từ Hán-Việt, mặc dù ông bài xích việc sử dụng này. Chẳng hạn với cụm từ "Kinh thành Huế là một quần-thể", ông có nhận xét với đôi phần dí dỏm, và đề nghị một cụm từ Việt hơn - Kinh thành Huế gồm những tòa nhà. Nhưng mà những tòa nhà lại có vẻ gợi đến thời kì thực dân hay hiện đại chứ nhỉ !? Đúng là ngôn ngữ học!!! còn từ teleology thì lại là Nguyên-lí Uyên-nguyên. Chẳng hiểu gì sất. Chắc toàn Nho Khổng gì gì đó. Chữ "nguyên" khá gần với chữ Nguyễn, nó giống như kí-hiệu pi và thêm một dấu như chữ "B dài" ở bên trái thì thành chữ Nguyễn . Tuy nhiên, những bài viết của Ông Nguyễn Quỳnh là nguồn tham khảo rất quí giá. Với từ lượng-tử vì tớ đã phải tham khảo nhiều sách nên quen tai rồi, với từ tự-định thì xin phép ông được sử dụng. Có lẽ cái tối hậu của ngôn ngữ là hình ảnh, khá gần với nhận định của Saussure.

Theo tớ thì tiêu chuẩn trước hết để chọn từ không phải là nghĩa Việt hay nghĩa Hán, mà là tính chất khớp-âm của nó với câu văn đề cập vấn đề nói riêng, và với tiếng Việt nói chung.


Đây là một cách tóm tắt về Văn tự học hay Khoa học Văn bản (Of Grammatology) của Derrida:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét